Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Triển vọng 2023: APEC là động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Cộng đồng doanh nghiệp APEC nên là một phần của các biện pháp giải quyết thách thức của khu vực

apec

Các đại diện từ 21 nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã gặp nhau tại Honolulu vào đầu tháng 12 này, trong cuộc họp đầu tiên trên đất Mỹ của các quan chức cấp cao APEC kể từ năm 2011.

Tình hình thế giới đã thay đổi nhiều kể từ sau khi Cựu Tổng thống Mỹ - Barack Obama tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 19 tại thủ phủ bang Hawaii.

Sau tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc chiến tại Ukraine, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng tăng cũng như khó khăn về nợ tăng cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên tục. Tác động từ biến đổi khí hậu đang gia tăng cùng những lo ngại về tham nhũng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dẫn đến khả năng tiếp cận các cơ hội bị hạn chế.

Tuy nhiên, điều không thay đổi là tầm quan trọng của việc các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương hợp tác với nhau để giải quyết những thách thức này. Các nền kinh tế thành viên APEC chiếm 38% dân số toàn cầu và 47% thương mại toàn cầu.

Cộng đồng doanh nghiệp APEC đang nói lên tầm nhìn về một khu vực cởi mở, năng động, kiên cường và hòa bình hơn.

Mỹ đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC năm 2023, đây sẽ là thời điểm thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và với chủ đề “Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người”. Tại cuộc họp tháng 12 ở Honolulu, chính quyền của Tổng thống Mỹ - Joe Biden đã cân nhắc các ưu tiên chính để định hướng chương trình nghị sự năm 2023 là “hợp tác, đổi mới và toàn diện”.

Xây dựng một khu vực châu Á-Thái Bình Dương kết nối toàn diện hơn sẽ là điều cần thiết cho sự phục hồi kinh tế đồng đều và công bằng của khu vực sau đại dịch và đảm bảo sự thịnh vượng và khả năng phục hồi lâu dài của khu vực.

Mối quan tâm hàng đầu là xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt hơn thông qua cơ sở hạ tầng, cải thiện hợp tác về dữ liệu và thanh toán xuyên biên giới, thúc đẩy tính bền vững và tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo sẽ cố gắng hơn nữa để thúc đẩy thương mại dịch vụ và thương mại kỹ thuật số, khởi động lại du lịch xuyên biên giới, củng cố hệ thống y tế và cuối cùng là hướng tới tự do thương mại hơn.

Thúc đẩy đổi mới sẽ là một phần cốt lõi trong chương trình nghị sự của APEC vào năm 2023. Điều này sẽ bao gồm tăng cường giảm thiểu và phục hồi khí hậu, cải thiện khả năng sẵn sàng đối phó với thiên tai và tăng cường an ninh lương thực. Điều đó cũng có nghĩa là mở khóa các lợi ích kinh tế của nền kinh tế kỹ thuật số bằng cách tạo điều kiện hợp tác trong thương mại kỹ thuật số, quyền riêng tư và an ninh mạng.

Cuối cùng, các nhà lãnh đạo APEC sẽ nỗ lực hướng tới tăng trưởng toàn diện và bền vững hơn cho người lao động trong khu vực. Một khu vực châu Á-Thái Bình Dương có khả năng thích ứng cao cần có sự bình đẳng giới lớn hơn, tiếng nói mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và người lao động, đồng thời chú ý nhiều hơn đến tiếng nói của các cộng đồng yếu thế.

Điều bắt buộc là cộng đồng doanh nghiệp phải chia sẻ quan điểm với các nhà lãnh đạo chính trị trong khu vực. Nhiều thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt nhưng không thể tự giải quyết. Cộng đồng doanh nghiệp APEC phải là một phần của các biện pháp giải quyết thách thức của khu vực và phải có khả năng lãnh đạo, ý tưởng và nguồn lực.

Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC 2023 (ABAC), ông Dominic Ng đưa ra các khuyến nghị từ góc độ cộng đồng doanh nghiệp nhằm hiện thực hóa chương trình nghị sự đầy tham vọng của Diễn đàn trong năm.

Cùng với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác trong khu vực, các nhóm công tác và chuyên môn của ABAC sẽ xem xét các khuyến nghị cụ thể cho các quan chức và lãnh đạo cấp bộ trong thời gian chuẩn bị cho cuộc họp của các nhà lãnh đạo sẽ diễn ra tại San Francisco vào tháng 11 năm 2023.

Với các chuỗi cung ứng vẫn còn rời rạc, thiếu liên kết vì tác động của đại dịch Covid-19, cần phải nhanh chóng tìm cách đưa thương mại toàn cầu trở lại đúng quỹ đạo. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho một nhóm công tác hội nhập kinh tế nghiên cứu và đề xuất các cách thức tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại trong khu vực, tăng cường khả năng phục hồi thương mại và chuỗi cung ứng cũng như thúc đẩy tính bền vững trong thương mại.

Kinh nghiệm cho thấy rằng đầu tư và đổi mới kinh doanh là những yếu tố quan trọng để giải quyết những thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng carbon thấp. Nhóm công tác về tăng trưởng bền vững của chúng tôi sẽ tập trung đưa ra các khuyến nghị rõ ràng, khả thi để bao trùm, hiệu quả đối với biến đổi khí hậu và hiện thực hóa quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp, cũng như tăng cường an ninh lương thực trong khu vực.

Là một nhân viên ngân hàng đã làm việc với rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm kết nối khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tôi đã nhìn thấy sức mạnh kết nối từ chuyển đổi công nghệ có thể mang lại.

Đó là lý do tại sao nhóm công tác về kỹ thuật số và đổi mới của chúng tôi sẽ tập trung vào việc mở khóa những lợi ích của tăng trưởng kỹ thuật số bằng cách tạo điều kiện hợp tác về an ninh mạng, nhận dạng kỹ thuật số và luồng dữ liệu xuyên biên giới. Quyết định đăng cai tổ chức Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC và Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2023 tại San Francisco không phải là ngẫu nhiên; đó là địa điểm hoàn hảo để cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà lãnh đạo toàn cầu về công nghệ, mang đến các giải pháp sáng tạo và kịp thời.

Xuyên suốt tất cả các chủ đề này, nhóm công tác về tài chính và hội nhập của chúng tôi sẽ cung cấp các hỗ trợ, từ cấp vốn cho quá trình chuyển đổi công bằng và phù hợp đến việc xây dựng quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong toàn khu vực.

Trong những tháng tới, các nhóm công tác của chúng tôi sẽ gặp gỡ các bên liên quan trên khắp thế giới -- ở New Zealand, Brunei, Philippines và cuối cùng là ở San Francisco -- để chia sẻ quan điểm và cuối cùng phác thảo một danh sách các khuyến nghị cụ thể cho các nhà lãnh đạo.

Mỗi một nhóm công tác của chúng tôi đều được lãnh đạo bởi các Giám đốc điều hành dày dặn kinh nghiệm thực tế trong chủ đề và lĩnh vực của họ. Quan trọng nhất, tất cả đều nghiêm túc thực hiện sứ mệnh cấp bách là xây dựng một khu vực châu Á-Thái Bình Dương thống nhất và mạnh mẽ hơn, đó là lý do tại sao tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ mang đến San Francisco vào năm 2023 một loạt khuyến nghị thiết thực cho các nhà lãnh đạo đang đối mặt với những thách thức khó khăn nhất của chúng ta.

Khi Tổng thống Obama tiếp đón các nhà lãnh đạo APEC tại Honolulu vào năm 2011, chúng ta đã phải đối mặt với một loạt thách thức khác so với hiện nay, nhưng chúng ta tiếp tục thúc đẩy tầm nhìn tương tự về xây dựng một thế giới thịnh vượng và hội nhập hơn. Trước thềm diễn ra Hội nghị tại San Francisco, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy thực tế đó vào năm 2023 và trong những năm tới.

*Dominic Ng là Chủ tịch của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, đồng thời là chủ tịch và giám đốc điều hành của East West Bank, có trụ sở tại Pasadena, California.

Nguồn: Nekkei Asia

Từ khoá: APEC, Mỹ, triển vọng, thúc đẩy, tăng trưởng, bền vững

Chuyên mục RCEP

Menu

Lượt truy cập

007415332
Go to top