Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực ASEAN giúp tăng vị thế thương mại của Việt Nam

bien phap tu ve

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực giúp Việt Nam nhận được nhiều lợi ích vì những nước tham gia vào RCEP đều có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như: Nông sản, dệt may, giày dép…

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên bao gồm 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Brunay, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cùng với Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Ấn Độ cũng tham gia đàm phán hiệp định nhưng đã tuyên bố rút lui vào năm 2019. RCEP được ký kết vào ngày 15/11/2020 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2022. RCEP được ký kết vào thời điểm đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến thương mại và đầu tư, dẫn đến đổ vỡ chuỗi cung ứng. Do vậy, việc Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực càng trở nên đặc biệt hơn. Ngay khi Hiệp định RCEP thực thi đã mở ra hứa hẹn tạo nên thị trường khổng lồ gồm 2,27 tỷ dân, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 27.000 tỷ USD, chiếm 30,5% GDP thế giới. Đặc biệt, với số lượng thành viên tham gia đông nhất, đa dạng nhất và tiềm năng phát triển lớn nhất, Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuỗi cung ứng của khu vực và thúc đẩy nền kinh tế các nước thành viên phát triển thịnh vượng.

Theo Bộ Công Thương, Hiệp định RCEP đặt mục tiêu cắt giảm hoặc loại bỏ thuế quan của các quốc gia thành viên áp dụng đối với khoảng 92% hàng hóa có xuất xứ trong vòng 20 năm. Đồng thời, Hiệp định RCEP hợp nhất phạm vi của các FTA ASEAN+1 hiện có (FTA của ASEAN với năm đối tác), bao quát một cách toàn diện cả về phạm vi lẫn chiều sâu của cam kết. Bên cạnh đó, Hiệp định RCEP bao gồm 20 chương gồm nhiều lĩnh vực mà chưa được nhắc tới trong các FTA ASEAN+1 trước đây, trong đó có các điều khoản liên quan đến thương mại hàng hóa; phòng vệ thương mại; thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại và giải quyết tranh chấp, đồng thời bổ sung các cam kết tiếp cận thị trường với quy tắc cho phép mở cửa thương mại và đầu tư. Điều này sẽ hỗ trợ các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực tạo thuận lợi cho kinh doanh, tập hợp một bộ quy tắc phát triển và mở rộng chuỗi cung ứng khu vực.

Các biện pháp phi thuế quan như tiêu chuẩn sản phẩm và an toàn thực phẩm, các yêu cầu về đóng gói và nhãn mác với xuất nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên bị cấm, ngoại trừ các quyền và nghĩa vụ theo Hiệp định WTO hoặc RCEP. Các hạn chế định lượng có hiệu lực thông qua hạn ngạch hoặc hạn chế cấp phép thường cũng phải được loại bỏ. Ngoài ra, RCEP quy định các biện pháp tạo thuận lợi thương mại và minh bạch, bao gồm các thủ tục để các nhà xuất khẩu được chấp thuận khai báo xuất xứ; minh bạch xung quanh thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu và cấp phép; ban hành xác nhận trước xuất xứ; thông quan nhanh chóng và thông quan nhanh các lô hàng chuyển phát nhanh; sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động hải quan và các biện pháp tạo thuận lợi thương mại cho các nhà khai thác được ủy quyền.

Đối với Việt Nam, các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ RCEP. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2022 dự báo, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 4,9% và xuất khẩu tăng ở mức 11,4% tới năm 2030. Theo báo cáo đánh giá về tác động của RCEP (của Park et al. năm 2021 và của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2022), Hiệp định RCEP có thể tác động tích cực tới kinh tế khu vực, trong đó những nước có định hướng xuất khẩu được hưởng lợi nhiều hơn. Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra Việt Nam có nhiều cơ hội từ RCEP, với dự báo của WB 2022 GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 4,9% và xuất khẩu tăng ở mức 11,4% tới năm 2030. Trong khi đó, các quy tắc xuất xứ trong RCEP có thể kích thích nhập khẩu hàng hóa trung gian vào Việt Nam, đặc biệt là từ Trung Quốc, tạo ra những bất lợi cho phát triển công nghiệp phụ trợ và tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong vai trò là một thành viên của RCEP, Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực nhập khẩu và xuất khẩu. Trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 730 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm trước đó (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 năm 2023 ước đạt 31,41 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 259,67 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo RCEP, Hiệp định loại bỏ thuế quan đối với gần 90% hàng hóa giao dịch và quy tắc xuất xứ có giá trị trong toàn bộ các nước tham gia. Đây là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam có xuất, nhập khẩu lớn từ các thị trường trong khối.

Đơn cử, Hiệp định RCEP sẽ đem đến nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam. Thị trường các nước Hiệp định RCEP đem đến nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn cho ngành dệt may Việt Nam nên khi doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu sản phẩm vào các nước thành viên sẽ rất thuận lợi trong quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho biết: Nguồn cung, nguồn chung gian của phần lớn sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đến từ khu vực RCEP và đầu ra của một số sản phẩm cũng ở khu vực này. Khi cả chuỗi cung ứng nằm trong cùng một khu vực và có một bộ xuất xứ hoàn chỉnh thì đó chính là lợi thế để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn, nhiều hơn, hiệu quả hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo bà Trang, lợi thế lớn nhất nhìn thấy trực tiếp đó chính là sự về hài hoà quy tắc xuất xứ để có thể tận dụng ở RCEP. Chúng ta phải chú ý là có sự cộng hưởng RCEP và 14 FTA khác mà Việt Nam đang có. Vì thế nó là một cơ hội, là một động lực rất tốt để chúng ta có thể thu hút đầu tư FDI, đấy chính là thế mạnh.

Bên cạnh đó, nhận định của các chuyên gia cũng cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tham gia các chuỗi cung ứng mới do RCEP tạo ra nếu biết khai thác triệt để các lợi ích do Hiệp định mang lại, đặc biệt là trong môi trường đầu tư nhiều tiềm năng đi cùng với sự hỗ trợ hết mình của các chính sách, định hướng của Chính phủ Việt Nam. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp SMEs, vốn chiếm 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam và đóng góp đáng kể vào bức tranh thương mại của Việt Nam, sẽ hưởng lợi khi RCEP mang đến các cơ hội giúp các doanh nghiệp phát triển lên những nấc thang cao hơn trong chuỗi cung ứng. Cùng với việc cắt giảm thuế quan, RCEP còn cung cấp các biện pháp thuận lợi hóa hải quan, dỡ bỏ các rào cản thương mại để các doanh nghiệp SMEs có thể mở rộng không gian phát triển tại thị trường quốc tế, đồng thời xây dựng môi trường thuận lợi hóa đầu tư cạnh tranh, đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng ngoại thương chung của quốc gia.

Nguồn: VietQ

Từ khóa: hiệp định đối tác kinh tế toàn diện, ASEAN, vị thế thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408466
Go to top