Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Cùng là thành viên trong RCEP, Trung Quốc sẽ dỡ quota cho gạo Việt?

20210116 160602 quzp

Khi RCEP có hiệu lực thì Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu chính ngạch hàng hóa vào thị trường Trung Quốc và các nước thành viên phải tuân thủ các điều kiện cam kết trong RCEP.

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn của gạo Việt Nam, nhưng từ đầu năm 2019 nước này áp quota với khối lượng 400 ngàn tấn/năm (gạo và nếp). Khi hai nước cùng tham gia RCEP Trung Quốc sẽ dỡ quota cho hạt gạo Việt Nam?

Để hiểu hơn về vấn đề, Nhịp sống doanh nghiệp BizLIVE đã trao đổi với ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời.  

Ông đánh giá như thế nào về những cơ hội xuất khẩu nông sản vào các thị trường trong RCEP?

RCEP có quy mô thị trường lớn và dân số đông nhất so với các FTA mà Việt Nam tham gia trước đó. Áp lực mà thị trường này đặt ra buộc chúng ta phải thay đổi quy trình sản xuất, truy suất nguồn gốc … và đặc biệt vấn đề an toàn thực phẩm phải được đảm bảo.

Như vậy sẽ mang lại lợi ích là người tiêu dùng có cơ hội sử dụng những sản phẩm tốt hơn đồng thời chính là động lực để hàng hóa của chúng ta xuất khẩu ra thế giới tốt hơn. Vì vậy, vấn đề của doanh nghiệp là chuẩn bị tâm thế của người đi bán hàng tức là phải có phương tiện và hàng hóa đạt được tiêu chuẩn và phải đáp ứng đúng những các quy định của RCEP đặt ra.

“Nếu đường lớn đã mở” để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi các nước thì hàng hóa các nước cũng sẽ vào được thị trường Việt Nam.

Đây chính là cơ hội lớn thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nhưng cơ hội luôn đi kèm thách thức, nhiệm vụ của chúng ta là hãy biến thách thức đó thành cơ hội và tạo ra áp lực để chúng ta tự nâng mình lên, hoàn thiện hơn và điều cuối cùng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có thể dùng năng lực cạnh tranh một cách bình đẳng với doanh nghiệp các nước.

Khi chuỗi sản xuất được nâng cấp và hoàn thiện sẽ thành một hệ sinh thái quy tụ tất cả các thành tố trong chuỗi tham gia vào tiến trình hoàn thiện sản phẩm từ sản xuất cho tới xuất khẩu, và sự quy tụ đó sẽ tối đa hóa nguồn lực của xã hội và giúp triệt tiêu bớt những xung đột không cần thiết vốn có trong sản xuất tiểu thương.

Là một doanh nghiệp sản xuất lúa gạo lớn, theo ông giữa RCEP và EVFTA, hiệp định nào tạo lợi thế nhiều hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo?

Mỗi hiệp định có những quy định và những đối tác khác nhau cho nên sẽ có những lợi thế và thách thức khác nhau, nói vể lợi thế thì rõ ràng RCEP cho chúng ta cơ hội rộng mở hơn nhưng ngược lại giá xuất khẩu sẽ không cao như ở châu Âu.

Mỗi thị trường đều có những tiêu chí kỹ thuật, những rào cản cao đòi hỏi doanh nghiệp phải phấn đấu hoàn thiện và tự nâng mình lên, nhưng đồng thời sẽ mang lại cơ hội là giá bán cao hơn, lợi nhuận mang về tốt hơn. Nếu biết sử dụng tất cả các cơ hội mà các FTA mang lại để hội nhập vào thế giới, để cùng phát triển cả về chất lượng cải thiện tầm nhìn về thị trường thì rất tốt.

Mở cửa thị trường cũng chính là cơ hội để dân mình có thể sử dụng được những sản phẩm tốt, chất lượng cao nhưng mà giá cả hợp lý. Còn doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với những hàng hóa đó và buộc họ phải làm tốt để nâng mình lên và hoàn thiện hơn, tôi cho rằng đó là điều rất cần thiết và rất có lợi cho tất cả chúng ta.

Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia RCEP. Vậy Trung Quốc có dỡ bỏ quota đối với gạo Việt Nam để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo giao dịch được thuận lợi hơn?

Thứ nhất khi RCEP có hiệu lực thì Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu chính ngạch hàng hóa vào thị trường Trung Quốc. Thứ hai, là các nước thành viên phải tuân thủ các điều kiện cam kết trong RCEP.

Lâu nay, hàng hóa của Việt Nam xuất sang Trung Quốc bị vướng rất nhiều những quy định không bình đẳng và chính RCEP sẽ giúp cải thiện các vấn đề đó và không bị loại trừ những yếu tố về mặt tâm lý, chính trị khi chúng ta hoạt động xuất nhập khẩu với họ.

Việc áp quota cho gạo Việt nam là những quy định của Trung Quốc đơn phương đặt ra, tuy nhiên do các đàm phán và các điều khoản đàm phán về hạn ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong RCEP tôi chưa nghiên cứu kỹ và đi sâu các chi tiết nên không thể trao đổi sâu hơn về vấn đề này.

Theo ông hoạt động xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì?

Trong năm hai năm qua xuất khẩu gạo bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đan xen nhau.

Về khách quan thì một số nước gặp đang gặp khó khăn do dịch Covid-19 nên tăng nhập khẩu gạo, còn Việt Nam nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh nên có những bước hoàn thiện mới về giống lúa, và ngành nông nghiệp đang tổ chức lại chuỗi sản xuất cho nên khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam ngày càng cao hơn. Nhưng điều quan trọng là chúng ta đã có được những kinh nghiệm, những cơ hội để đàm phán, nhờ vậy gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam có giá cao hơn, mang lại nhiều cơ hội cho hạt gạo Việt Nam.

Cơ hội năm 2020 về giá gạo do cung cầu thay đổi và các đối tác cũng có những thay đổi và trong năm 2021 chúng ta vẫn xuất khẩu tốt. Khối lượng và giá bán sẽ cao nhưng với một điều kiện là đừng làm như trước đây là cạnh tranh bằng cách hạ giá bán và phá giá. Đó là bài học rất đau lòng và không ai muốn nhắc lại.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: Báo Nhịp sống Doanh nghiệp

Từ khóa: hoạt động xuất nhập khẩu, điều khoản đàm phán, yếu tố khách quan, RCEP, cải thiện tầm nhìn về thị trường

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402052
Go to top