Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Chuyên gia Ba Lan: “APEC 2017 có tầm quan trọng nhất từ trước đến nay”

Pawel Behrendt

Ông Pawel Behrendt, chuyên gia nghiên cứu về châu Á của trung tâm CSPA, Ba Lan, nhận định Năm APEC 2017 do Việt Nam tổ chức là sự kiện quan trọng nhất của diễn đàn hợp tác kinh tế này từ trước tới nay.

Với cương vị nước chủ nhà đăng cai các hoạt động của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017, Việt Nam có thể đạt được nhiều lợi ích về chính trị và kinh tế.

Cụ thể, APEC 2017 hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đẩy mạnh quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác song phương, đồng thời là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác kinh doanh.

2017 là năm cần nhiều những định hướng mới cho diễn đàn kinh tế lớn nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, điều đó cho thấy tầm quan trọng của vai trò chủ nhà mà Việt Nam đang nắm giữ.

Trò chuyện với phóng viên Báo điện tử Infonet, ông Pawel Behrendt đã có những bình luận liên quan đến vấn đề này.

Đánh giá về vai trò của Việt Nam trong năm APEC 2017, ông Pawel cho rằng năm nay là năm quan trọng bởi có rất nhiều sự kiện quốc tế diễn ra, Hội nghị thượng đỉnh APEC được tổ chức trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và tình hình khu vực cũng biến động không ngừng.

“Đặc biệt, vào tháng 11 tới nhiều lãnh đạo hàng đầu thế giới sẽ có mặt tại Đà Nẵng, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhân vật được mong đợi nhất sau những phát ngôn về chủ nghĩa bảo hộ và quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, ông Pawel Behrendt nói.

Ngoài ra, theo ông Pawel, Việt Nam mới gia nhập diễn đàn này được gần 20 năm, nhưng đây đã là lần thứ hai Việt Nam được chọn là quốc gia tổ chức các sự kiện APEC, điều này cho thấy sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.

Việc tổ chức thành công hội nghị APEC 2017 được kỳ vọng sẽ không chỉ đem lại cho Việt Nam những đánh giá cao trong công tác tổ chức, mà còn thể hiện vai trò người dẫn đường của Việt Nam trong diễn đàn vào một thời điểm thế giới đối mặt nhiều thách thức kinh tế và chính trị.

“Với 21 nền kinh tế thành viên, APEC không thể tránh khỏi những khác biệt, xung đột về lợi ích. Song, tôi tin rằng thông qua Năm APEC 2017, Việt Nam có thể giúp các thành viên tìm ra được những điểm chung, thu hẹp khoảng cách để tiến tới kết thúc những đàm phán còn dang dở, đặc biệt là thực hiện đúng lộ trình của Tuyên bố Bogor và chuẩn bị tốt tầm nhìn sau năm 2020”, ông Pawel cho biết.

APEC ngày càng có ảnh hưởng tới sự phát triển toàn cầu

Đề cập đến những vấn đề nổi cộm trên thế giới hiện nay, chuyên gia Pawel có nhắc đến chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ và châu Âu. Điều này được thể hiện rõ nét qua hai sự kiện lớn của năm 2016 là việc cử tri Anh bỏ phiếu chọn rời bỏ Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, và cử tri Mỹ chọn ông Donald Trump làm Tổng thống.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo về những rủi ro mà sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ có thể đặt ra cho nền kinh tế toàn cầu, theo đó, IMF nói rằng bảo hộ thương mại sẽ là một nhân tố đe dọa tăng trưởng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2017.

Trước những thách thức này, chuyên gia Ba Lan cho rằng: “APEC có vai trò hết sức quan trọng bởi diễn đàn tập hợp các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… cũng như các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, chiếm 39% dân số thế giới, 57% GDP toàn cầu. Với xu thế dịch chuyển về phía châu Á – Thái Bình Dương như hiện nay, APEC đang dần trở thành một diễn đàn kinh tế nổi bật tại khu vực và có tầm ảnh hưởng lớn trong quá trình phát triển toàn cầu”.

Việt Nam với vai trò chủ nhà APEC 2017 đã đề xuất chủ đề hoạt động cho năm APEC 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, với mục đích thúc đẩy tăng trưởng thông qua hợp tác kinh tế sâu rộng hơn và tăng cường hội nhập trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó là bốn ưu tiên hợp tác của diễn đàn năm nay, bao gồm: thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với chủ đề và những ưu tiên như trên, theo ông Pawel, Năm APEC 2017 với sự chủ trì và dẫn dắt của Việt Nam chắc chắn sẽ đưa ra những sáng kiến, biện pháp và chính sách cụ thể, thiết thực cho người dân và doanh nghiệp trong khu vực cũng như đưa APEC trở thành mô hình hợp tác kinh tế thành công.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, tình hình quốc tế hiện nay cũng đặt ra nhiều thách thức cho các thành viên APEC. Cụ thể là quyết định rút khỏi TPP của Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua sắc lệnh mà ông ký ngay ngày đầu tiên bước chân vào Nhà Trắng tháng 1/2017, cũng như tuyên bố sẽ tập trung phát triển kinh tế Mỹ, đem lại việc làm cho người dân Mỹ và xem xét lại các thỏa thuận kinh tế đã ký kết.

Nhận định về chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chuyên gia Pawel Behrendt cho rằng: “Có thể qua chuyến thăm tới Việt Nam, Tổng thống Donald Trump sẽ có cái nhìn chi tiết hơn, toàn diện hơn về APEC cũng như khu vực châu Á – Thái Bình Dương, hiểu được tầm quan trọng của diễn đàn kinh tế này cũng như vị trí chiến lược của khu vực Đông Nam Á. Từ đó, ông Trump có thể xem xét lại quyết định rút khỏi một số hiệp định thương mại cũng như tăng cường vai trò của Mỹ tại APEC trong tương lai gần”.

Ông Pawel Behrendt là chuyên gia nghiên cứu về châu Á của trung tâm CSPA, trung tâm nghiên cứu chính trị hàng đầu Ba Lan, được thành lập năm 2007, chuyên nghiên cứu, tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm về chính trị, kinh tế văn hoá của các nước châu Á; quản trị viên trang mạng chuyên phân tích, nghiên cứu về quân sự quốc phòng thế giới của Ba Lan - konflikty.pl.

Hiện ông Pawel đang nghiên cứu tiến sỹ về quan hệ quốc tế tại Áo, tập trung sâu vào mảng quan hệ quân sự, quốc phòng tại châu Á, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Nguồn: Info net

Từ khóa: chuyên gia, Ba Lan, APEC 2017, tầm quan trọng nhất, từ trước đến nay

Lượt truy cập

007392479
Go to top