Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiTìm sự hồi phục lâu dài

Tìm sự hồi phục lâu dài

covid0904

Đại dịch Covid-19 đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển trong nhiều năm. Đại dịch cũng bộc lộ sự thiếu chuẩn bị của nhiều quốc gia trong việc đối phó với một cú sốc tương tự.

Tình trạng mất việc làm, sự đảo ngược mạnh mẽ của tiến độ xóa đói giảm nghèo, đóng cửa trường học và gia tăng bất bình đẳng sẽ để lại những vết thương lâu dài trong khu vực.

Theo kết quả Điều tra kinh tế và xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2021 của Liên hợp quốc, khu vực châu Á-Thái Bình Dương trải qua sự sụt giảm 1% trong tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2020, với 140 triệu việc làm toàn thời gian bị mất đi và 89 triệu người bị đẩy vào cảnh đói nghèo cùng cực.

Đại dịch đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong các hoạt động kinh tế và giáo dục, có thể dẫn đến sự thụt lùi đáng kể đối với vốn nhân lực và năng suất, theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dương thuộc Liên hợp quốc (Escap) hôm 30/3.

Mặc dù chúng ta đã được chứng kiến những phản ứng chính sách quan trọng để đối phó với những tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, tuy nhiên nhiều nước vẫn phải vật lộn để duy trì chính sách hỗ trợ. Và các chính sách cho đến nay chủ yếu vẫn đặt trọng tâm vào tăng trưởng kinh tế, bỏ qua việc đầu tư vào con người và xây dựng khả năng phục hồi, theo cơ quan Liên hợp quốc.

Đáng mừng là các hoạt động thương mại và sản xuất giảm ở mức thấp hơn so với lo ngại khi bắt đầu đại dịch. Trong khi hầu hết các khu vực trên thế giới đều ghi nhận sự sụt giảm lớn về xuất khẩu và nhập khẩu, thì châu Á là một ngoại lệ duy nhất, với xuất khẩu tăng 0,3% và nhập khẩu giảm nhẹ ở mức 1,3%.

Thương mại toàn cầu giảm 5,3% trong năm 2020, tuy nhiên mức này khả quan hơn nhiều so với dự báo ban đầu sụt giảm 12,9% của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra vào tháng 4/2020, khi một nửa dân số thế giới đang trong tình trạng bị phong tỏa. Tương tự, GDP toàn cầu giảm 3,8%, tốt hơn nhiều so với dự báo giảm 6,1% của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra vào tháng 6/2020.

Những con số đáng khích lệ này phản ánh sự thành công trong chính sách hỗ trợ tài chính và tiền tệ trên quy mô lớn ở nhiều quốc gia so với phản ứng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009. Các chính sách này giúp ngăn chặn sự sụt giảm lớn trong nhu cầu toàn cầu. Chính sách tài chính đã thúc đẩy thu nhập cá nhân ở các nền kinh tế tiên tiến, cho phép một số hộ gia đình duy trì mức tiêu dùng tương đối cao, hỗ trợ xuất khẩu.

Đồng thời, việc phong tỏa và hạn chế đi lại đã khiến người tiêu dùng chuyển đổi chi tiêu khỏi các dịch vụ phi thương mại và sang hàng hóa. Sự đổi mới và thích ứng của các doanh nghiệp và hộ gia đình đã giữ cho hoạt động kinh tế không bị suy giảm quá nhiều. Các chuỗi cung ứng sản xuất có thể hoạt động trở lại và nhiều người chuyển sang làm việc từ xa, tạo ra thu nhập và thúc đẩy nhu cầu.

WTO dự báo thương mại hàng hóa thế giới sẽ tăng 8% trong năm nay, sau khi giảm 5,3% vào năm 2020. Tổ chức này cũng dự đoán tăng trưởng thương mại sẽ chậm lại còn 4% vào năm 2022, với tốc độ này cho thấy thương mại vẫn ở dưới xu hướng trước đại dịch.

Trong khi đó, Escap dự báo mức hồi phục trung bình khá cao với 5,9% trong năm nay đối với các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á Thái Bình Dương, tiếp theo là mức tăng trưởng 5% trong năm 2022.

Theo Fitch Solutions, tiêu dùng của Thái Lan đang bắt đầu hồi phục. Chi tiêu thực tế của hộ gia đình giảm 1,9% trong năm 2020, và được dự báo tăng trưởng 2,4% trong năm nay. Viễn cảnh 6 tháng cuối năm 2021 có vẻ khả quan hơn, với giả định một lượng lớn dân số được tiêm chủng vắc xin vào cuối năm 2021. Chi tiêu của Thái Lan trước Covid là 4,9% vào năm 2019.

Mặc dù triển vọng tốt hơn mong đợi, rủi ro ngắn hạn từ các yếu tố liên quan đến đại dịch vẫn sẽ tồn tại. Các yếu tố này bao gồm sản xuất và phân phối vắc xin không đủ hoặc sự xuất hiện của các chủng vi-rút corona mới kháng vắc xin.

Trong trung và dài hạn, nợ công và thâm hụt cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thương mại, đặc biệt là ở những nước đang phát triển và mắc nợ nhiều.

Với tất cả bất ổn và rủi ro tài chính, các chính sách kinh tế vĩ mô ngắn hạn cần ưu tiên kiểm soát đại dịch và hỗ trợ phục hồi toàn diện. Các nhà hoạch định chính sách cũng cần theo dõi toàn cảnh rủi ro ở mức bao quát hơn, bao gồm khả năng xảy ra thiên tai và khủng hoảng tài chính.

Có thể thấy rằng các phản ứng ban đầu đối với đại dịch là tập trung vào việc giảm thiểu các tác động có hại trước mắt, nhưng việc xây dựng các biện pháp phòng thủ trước những biến cố trong tương lai đòi hỏi những chính sách mang tính lâu dài nhiều hơn, theo các nhà kinh tế.

Quá trình chuyển đổi sang các nền kinh tế bền vững và linh hoạt hơn nên trở thành trụ cột không thể thiếu trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau dại dịch.

Tinh thần đa phương và hợp tác cũng rất cần thiết. Châu Á-Thái Bình Dương là nơi có vị trí lý tưởng cho hợp tác khu vực để góp phần vào những nỗ lực toàn cầu trong chương trình tiêm chủng Covid-19. Các liên minh khu vực xa hơn, chẳng hạn như Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), cũng có thể mở ra nhiều cơ hội kinh tế mới và tăng cường khả năng phục hồi của khu vực.

Nguồn: Bangkok Post

Từ khóa: rủi ro ngắn hạn, bao quát hơn, thiên tai, khủng hoảng tài chính, RCEP, covid

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387260
Go to top