Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Doanh NghiệpGói hỗ trợ 26.000 tỷ dồng: Điều kiện nới lỏng, một số doanh nghiệp vẫn khó “với”

Gói hỗ trợ 26.000 tỷ dồng: Điều kiện nới lỏng, một số doanh nghiệp vẫn khó “với”

3859 15 2030 unnamed 14

Với gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp được vay vốn lãi suất 0% tại Ngân hàng chính sách xã hội và không phải bảo đảm tiền vay, để trả lương ngừng việc đối với lao động cũng như được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị... Dù thủ tục đã đơn giản hơn so với gói hỗ trợ trước đó, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận với gói hỗ trợ này.

Doanh nghiệp có nợ xấu khó tiếp cận

Làn sóng Covid-19 thứ 4 với diễn biến phức tạp đã khiến nhiều doanh nghiệp trong tình trạng " chết lầm sàng", dừng hoạt động. Trước thực trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động có giá trị 26.000 tỷ đồng với 12 nhóm chính sách, hướng tới doanh nghiệp và người lao động. So với gói cứu trợ 62.000 tỷ đồng trước đây, nhiều thủ tục của gói mới đã được rút gọn.

Một điểm mới đáng chú ý trong gói hỗ trợ lần này là doanh nghiệp sẽ được vay vốn lãi suất 0% từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất. Doanh nghiệp gửi hồ sơ để BHXH xác nhận trong vòng 2 ngày, rồi chuyển Ngân hàng Chính sách Xã hội để cơ quan này phê duyệt và giải ngân trong vòng một tuần tiếp theo. Kinh phí dành riêng cho chính sách này khoảng 7.500 tỷ đồng, chiếm hơn 1/3 tổng gói 26.000 tỷ đồng, từ nguồn vay tái cấp vốn, không có tài sản đảm bảo, lãi suất 0% từ Ngân hàng Nhà nước.

So với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, chính sách mới bỏ điều kiện chứng minh doanh thu hoặc tài chính doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp phải không có nợ xấu tại thời điểm đề nghị vay vốn. Đây chính là lý do mà một số doanh nghiệp không thể tiếp cận được với gói hỗ trợ này.

Theo ông Nguyễn Quang Thắng, chủ một doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội, trước đây, khi thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ, có rất ít doanh nghiệp du lịch tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi. Đến nay, khi dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, rất nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp du lịch, đã phải dừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng. Doanh nghiệp do ông quản lý cũng đã tạm đóng cửa từ lâu, 85% lao động đã nghỉ việc, số còn lại làm việc cầm chừng, luân phiên.

Liên quan đến những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay theo Nghị quyết 68, ông Nguyễn Quang Thắng cho biết, sau khi tìm hiểu các thủ tục cũng như điều kiện để được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng, tôi được biết trong đó hồ sơ gồm giấy đề nghị vay vốn, danh sách lao động ngừng việc, bản sao công chứng hoặc bản sao kèm bản chính (để đối chiếu) một trong các loại giấy tờ sau: chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư; danh sách lao động ngừng việc. Và đặc biệt là có yêu cầu doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0% từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất phải không có nợ xấu tại thời điểm đề nghị vay vốn.

“Do gặp rất nhiều khó khăn từ đợt dịch lần 1, 2 và 3, toàn bộ nguồn tiền tích luỹ của chúng tôi đã cạn kiệt từ lâu, phải vay vốn để trả lương và duy trì hoạt động kinh doanh nên hiện nay doanh nghiệp chúng tôi vẫn đang có nợ xấu tại ngân hàng. Điều này khiến tôi không thể tiếp cận được gói hỗ trợ này. Trong khi đây gần như là ‘phao cứu sinh’ duy nhất của chúng tôi lúc này, nếu không chúng tôi sẽ đành phải làm thủ tục phá sản doanh nghiệp”, ông Nguyễn Quang Thắng nói.

Cần rộng cửa hơn nữa

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm đã có 35,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 24,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%; 9,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%. Như vậy, trung bình mỗi tháng có 11.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trên thực tế, doanh nghiệp không có nợ xấu là con số hiếm hoi. Bởi trong suốt thời gian dài bị dịch bệnh hoành hành, sức khỏe của phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ đã kiệt quệ, nhiều khoản vay khó trả, nợ cũ chồng nợ mới nên tiêu chí này thực sự không có tính khả thi đối với các doanh nghiệp.

Có tình trạng giống với ông Nguyễn Quang Thắng, đại diện Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Minh Hiếu cho biết, là một doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng, dù điều kiện của gói 26.000 tỷ đồng đã được nới lỏng nhưng đạt được các tiêu chí để hỗ trợ là rất khó.

“Để có thể cầm cự được trong suốt hơn một năm vừa qua, tôi đã phải đi cầm cố tài sản, vay mượn tiền ngân hàng, vậy nên công ty của tôi hiện đang trong tình trạng nợ xấu. Với tiêu chí đưa ra trong gói 26.000 tỷ đồng, doanh nghiệp của tôi chắc chắn không thể tiếp cận.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, rút kinh nghiệm từ gói hỗ trợ trước đó, gói hỗ trợ lần này đã cắt giảm đến 2/3 các thủ tục hành chính so với các gói hỗ trợ trước để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận hơn.

Dù đã cắt giảm nhiều điều kiện, thủ tục thụ hưởng ở lần hỗ trợ này nhưng theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, để tránh lặp lại tình trạng như gói hỗ trợ trước đó, cần thiết tiếp tục cắt giảm thêm một số điều kiện cho vay, cũng như cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân tới doanh nghiệp nhanh nhất.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, ở gói hỗ trợ lần 1 và gói hỗ trợ lần này điều kiện các doanh nghiệp không được có nợ xấu của ngân hàng đều là "bậc cửa" quá cao đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Chắc chắn các doanh nghiệp này sẽ tiếp tục không thể tiếp cận được gói 26.000 tỷ đồng mới này.

“Đối với trường hợp doanh nghiệp đã có nợ xấu ngân hàng nếu cho vay thêm nhưng lo ngại họ không có khả năng trả, thì ít nhất nên tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp đang có nợ xấu nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn - quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày) được phép cho vay. Còn nợ xấu nhóm 4 (nợ nghi ngờ - 180 ngày đến 360 ngày) và nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn - từ 360 ngày trở lên) có thể loại khỏi gói hỗ trợ”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu đề xuất.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Nguồn: Hải Quan

Từ khoá: doanh nghiệp, nợ xấu, khó tiếp cận, hỗ trợ, thủ tục, kinh nghiệm

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386878
Go to top