Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin quốc tếBắc Kinh ngăn cản việc thành lập ban hội thẩm WTO để giải quyết vụ kiện lúa mạch của Úc

Bắc Kinh ngăn cản việc thành lập ban hội thẩm WTO để giải quyết vụ kiện lúa mạch của Úc

5c0f937f 7542 4507 a9d7 21dbaeed0423 0b2bce01

Đúng như dự kiến, Trung Quốc đã ngăn chặn yêu cầu đầu tiên của Úc về việc thành lập Ban hội thẩm tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để điều tra việc Bắc Kinh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với lúa mạch nhập khẩu từ Úc.

Trung Quốc đã áp đặt 80,5% thuế quan đối với lúa mạch nhập khẩu từ Úc vào tháng 5/2020, sau khi kết thúc cuộc điều tra kéo dài 18 tháng, sau đó WTO xác nhận rằng Canberra cũng đã nộp đơn khiếu nại đến tổ chức vào tháng 11.

Theo một quan chức thương mại tại Geneva, tại cuộc họp hôm thứ Tư của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, Úc đã nêu quan điểm rằng các biện pháp của Trung Quốc “không phù hợp” với các quy định của WTO về việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã “không có giải pháp cụ thể nào” để phản hồi lại mối quan tâm của Úc.

Trung Quốc trả lời rằng họ “không có cơ sở” để đồng ý với yêu cầu “quá vội vã” của Úc về việc thành lập Ban hội thẩm, vì Bắc Kinh đã tham gia vào các cuộc đàm phán mang tính xây dựng và thiện chí với Canberra cả trong và sau các cuộc tham vấn của WTO, và sẵn sàng tiếp tục đàm phán trong thời gian tới.

Trung Quốc cũng khẳng định rằng các cơ quan chức năng của họ đã tiến hành cuộc điều tra một cách công bằng, kỹ lưỡng và minh bạch.

Động thái từ Trung Quốc đã được dự đoán từ trước, mặc dù việc làm này chỉ có tác dụng trì hoãn tiến độ giải quyết tranh chấp, vì Ban hội thẩm gần như chắc chắn sẽ được thành lập tại cuộc họp tiếp theo của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO vào tháng 5.

Thông thường nước bị khiếu nại sẽ từ chối yêu cầu thành lập Ban hội thẩm tại WTO trong cuộc bỏ phiếu lần thứ nhất, vì yêu cầu thành lập ban hội thẩm phải được thông qua với sự đồng thuận của tất cả các thành viên (bao gồm cả nước bị khiếu nại), và bị đơn có thể sử dụng quyền phủ quyết của mình.

Nhưng trong lần thứ hai, theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết, sự thành lập Ban hội thẩm chỉ không được thông qua với yêu cầu có sự đồng thuận của tất cả thành viên bỏ phiếu không thông qua.

Mức thuế 80,5% của Trung Quốc bao gồm thuế chống bán phá giá 73,6% và thuế chống trợ cấp là 6,9%, khiến xuất khẩu lúa mạch của Úc không có tính cạnh tranh ở Trung Quốc sau khi thuế bị áp đặt ở mức cao nhất của các hình phạt có thể có.

Trước đây, Úc tuyên bố rằng Trung Quốc đã vi phạm các quy định của WTO 26 lần trong cuộc điều tra chống bán phá giá, bao gồm cả việc sử dụng dữ liệu bán hàng của bên thứ ba một cách không phù hợp để biện minh rằng Úc đã bán phá giá lúa mạch giá rẻ.

“Thương mại lúa mạch của Úc với Trung Quốc thể hiện rất nhiều nỗ lực của cả hai bên trong nhiều năm. Dan Tehan, Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư của Úc, cho biết vào tháng 3 sau khi các cuộc đàm phán không chính thức về tranh chấp chống bán phá giá đổ vỡ.”

“Chính phủ Úc cam kết bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất lúa mạch Úc.”

Tuần trước đánh dấu kỷ niệm một năm diễn ra căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Úc, bắt đầu từ việc Canberra kêu gọi điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19, và đã dẫn đến việc Bắc Kinh nhắm mục tiêu vào một số mặt hàng xuất khẩu khác của Úc bao gồm thịt bò, rượu vang, tôm hùm và than đá.

Vào tháng 3, Trung Quốc cũng áp thuế chống bán phá giá từ 116,2% đến 218,4% đối với sản phẩm Rượu vang Úc có dung tích từ 2 lít trở xuống sau khi kết thúc điều tra chống bán phá giá.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ đã “tiến hành điều tra theo đúng luật và quy định có liên quan của Trung Quốc và các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, và đưa ra phán quyết cuối cùng”.

Xuất khẩu rượu vang của Úc sang Trung Quốc gần như kiệt quệ hoàn toàn kể từ khi bị áp đặt thuế.

Tổ chức Rượu Vang Australia thông báo hôm thứ Năm rằng, xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2021 đã giảm mạnh xuống chỉ còn 12 triệu đô la Úc (9,3 triệu đô la Mỹ) so với mức 325 triệu đô la Úc của cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc từng là thị trường xuất khẩu rượu vang lớn nhất của Úc.

Sự sụt giảm ở thị trường Trung Quốc quá lớn, để bù đắp cho sự tụt dốc này, các lô hàng được gia tăng xuất khẩu đến Anh, Đức và New Zealand, mặc dù vậy tổng giá trị xuất khẩu rượu vang của Úc vẫn giảm 4%, đạt 2,77 tỷ đô la Úc (2,1 tỷ đô la Mỹ) trong năm kết thúc vào tháng 3.

Source: SCMP

Từ khóa: cam kết, bảo vệ lợi ích, kiệt quệ hoàn toàn, áp đặt thuế, điều tra chống bán phá giá

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007389930
Go to top