Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcSố giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý được cấp tăng đột biến

Số giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý được cấp tăng đột biến

df35a toi ly son

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), số lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đơn nhãn hiệu quốc gia… trong năm 2020 đều tăng. Đặc biệt, số lượng đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Trong “Báo cáo tổng quan hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp (SHCN) năm 2020 và việc triển khai chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030” vừa được Cục Sở hữu trí tuệ phát hành, năm 2020, cơ quan này đã tiếp nhận gần 125.700 đơn các loại, tăng 4,1% so với năm 2019.

Đặc biệt, năm 2020 là năm lần đầu tiên cơ quan này nhận số lượng đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhiều nhất từ trước đến nay: 22 đơn. Cơ cấu sản phẩm các chỉ dẫn địa lý được cấp Giấy chứng nhận đăng ký trong năm 2020 chủ yếu vẫn là các sản phẩm nông nghiệp, không có sản phẩm chế biến.

Như vậy, tính đến hết năm 2020, Việt Nam đã bảo hộ 94 chỉ dẫn địa lý trong đó có 88 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 6 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài. Con số này được cho là khá khiêm tốn sau hành trình 20 năm kể từ khi văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp tại Việt Nam (năm 2001).

Cụ thể, các sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý trong năm đều là các sản phẩm tươi sống. Trong đó, có 6 sản phẩm là trái cây tươi, gồm sầu riêng Cái Mơn, na dai Lục Nam, thanh long Châu Thành Long An, cam Hàm Yên, bưởi Khả Lĩnh, khóm Cầu Đúc; 3 sản phẩm thủy hải sản gồm tôm hùm Phú Yên, ba ba Văn Chấn, yến sào Khánh Hòa; các nông sản khác như tỏi An Thịnh, tỏi Lý Sơn, thảo quả Vị Xuyên, quế Trà Bồng, vịt Cổ Lũng và gạo Ba Chăm Mang Yang…

Liên quan đến việc đăng ký cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, theo số liệu của Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế (Cục Sở hữu trí tuệ), các tổ chức nộp đơn đăng ký và quản lý các chỉ dẫn địa lý trong năm 2020 vẫn là các cơ quan hành chính nhà nước như UBND cấp huyện/ thành phố trực thuộc tỉnh, UBND cấp tỉnh, các sở Khoa học và Công nghệ, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… Trong khi đó, sự tham gia của các hội nghề nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm chỉ dẫn địa lý vào quá trình xây dựng hồ sơ đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý vẫn còn rất hạn chế.

Trong năm 2020, trên cả nước đã có gần 2.500 vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xử lý, trong đó chủ yếu là về nhãn hiệu với tổng số tiền phạt hơn 21,5 tỉ đồng, hơn 200 triệu sản phẩm bị xử lý.

Số liệu nêu trên cho thấy số vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xử lý giảm 25% số vụ so với năm 2019, số tiền phạt các đơn vị vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trong năm 2020 cũng giảm 19% so với năm 2019.

Cũng theo Cục Sở hữu trí tuệ, TPHCM, Lâm Đồng và Thanh Hóa là những địa phương dẫn đầu về việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN. Cụ thể, trong năm 2020, TPHCM xử lý 934 vụ, xử phạt hơn 10,2 tỉ đồng; Lâm Đồng xử lý 619 vụ, xử phạt gần 2,2 tỉ đồng, Thanh Hóa xử lý 280 vụ, xử phạt 2,16 tỉ đồng.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Từ khóa: chỉ dẫn địa lý, hạn chế, hồ sơ đăng ký, sở hữu công nghiệp

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391414
Go to top