Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếNgành mía đường cạnh tranh chưa sòng phẳng - Bài cuối: GS.TS Võ Tòng Xuân: 'Muốn tồn tại phải tái cấu trúc'

Ngành mía đường cạnh tranh chưa sòng phẳng - Bài cuối: GS.TS Võ Tòng Xuân: 'Muốn tồn tại phải tái cấu trúc'

vung mia phung hiep 1640 1530

Ngành mía đường tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ''nguy kịch”, có nguy cơ bị “xóa sổ” nếu không tìm được giải pháp vực dậy. Liên quan đến vấn đề này, Nhadautu.vn có cuộc trao đổi với GS.TS Võ Tòng Xuân - một chuyên gia về mía đường.

Theo Giáo sư “sức khỏe” của ngành sản xuất mía đường nước ta nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng hiện nay như thế nào?

GS.TS Võ Tòng Xuân: Có thế thấy số lượng nhà máy, công nghệ chế biến đường của nước ta hiện nay đã bắt kịp nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có nhiều nhà máy quy lớn như của Tập đoàn Thành Thành Công đã khép kín được sản xuất từ xây dựng nguồn nguyên liệu đến chế biến đường, sau đường, cạnh đường không bỏ thứ gì từ cây mía, nhờ vậy mà giá thành sản xuất rất cạnh tranh. Một số nhà máy nhỏ hơn cũng tận dụng bã mía trồng nấm, phát điện, phân vi sinh, sử dụng mật gỉ chế biến bánh kẹo…

Yếu nhất của ngành mía đường của ta hiện nay nằm ở khâu sản xuất nguyên liệu, bởi vì, nguyên liệu chiếm đến gần 80% giá thành đường, do đó muốn giảm giá thành đường thì trước tiên phải giảm giá thành mía nguyên liệu.

Hiện nay, ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn như Thành Thành Công có chi phí sản xuất 30 USD/tấn mía, còn lại giá thành sản xuất bình quân từ 40-50 USD/tấn. Trong khi ở Thái Lan, họ sản xuất ra một tấn mía chỉ tốn khoảng 30 USD. Nhìn xa hơn, Brazil giá thành sản xuất ra 1 tấn mía chỉ 16 USD, Australia chỉ tốn khoảng 20 USD để sản xuất 1 tấn mía.

Theo lộ trình cam kết thuế quan của Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), mặt hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, với thuế suất nhập khẩu chỉ là 5%.

Như vậy, để ngành đường tồn tại trong “sân chơi” hội nhập thì không còn cách nào khác là phải giảm giá thành sản phẩm ngang bằng với các nước sản xuất đường nội khối để cạnh tranh, mà để giảm được giá thành đường thì trước tiên phải giảm giá thành sản xuất nguyên liệu.

Theo thông tin từ các nhà máy đường khu vực ĐBSCL thì hiện nay diện tích trồng mía ở khu vực này giảm mạnh, nhà máy có nguy cơ đóng cửa vì không có đủ nguyên liệu để sản xuất và hiện chỉ còn duy nhất 1/9 nhà máy hoạt động, Giáo sư có cảm nghĩ gì về khó khăn của ngành mía đường ở đây?

GS.TS Võ Tòng Xuân: Sản xuất mía nguyên liệu của vùng chủ yếu tập trung ở vùng Phụng Hiệp, (Hậu Giang). Nền đất được bà con trồng mía tập trung vào các khu vực đất trũng nhưng không có bờ bao, do đó cứ năm nào đến mùa nước nổi thì phải vội vàng thu hoạch chạy nước.

Những nông hộ không kịp thu hoạch bị nước chụp thì thu hoạch mất năng suất một nửa vì không thể chặt sát gốc mía. Cây mía thu hoạch vào lúc nước ngập tràn đồng như thế chữ đường cũng không cao.

Sau khi thu hoạch xong, nước rút thì bà con lại phải làm đất xuống giống vụ mía mới. Quá trình trồng mía như vậy đã kéo dài nhiều năm nay mà chưa có sự thay đổi gì, chính vì thế mà giá thành sản xuất mía của vùng này sẽ cao hơn nhiều so với mức bình quân 40-50 USD/tấn. Các nhà máy muốn giảm giá thành để cạnh tranh nên không thể tăng giá mua mía, và như thế bà con trồng mía vất vã mà phải bán lỗ nên diện tích trồng mía teo tóp cũng là điều dễ hiểu.

Như vậy, nhà máy đường và nông dân trồng mía ở vùng này phải làm gì, thưa Giáo sư?

GS.TS Võ Tòng Xuân: Cạnh tranh trong hội nhập là xu hướng tất yếu, chúng ta chỉ mới đối phó với đường nhập khẩu trong khu vực ASEAN mà đã “bầm dập” như vậy thì mai mốt đường Brazil, Ấn Độ - quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới tràn vào thì sẽ thế nào?.

Do đó, nếu sản xuất mía đường của vùng ĐBSCL không thay đổi mà vẫn theo tập quán canh tác cũ thì sớm, hay muộn cũng phải “đóng cửa”.

Để giảm giá thành sản xuất cây mía, không còn cách nào khác là phải thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh tạo ra những cánh đồng quy mô lớn, đưa cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lưu gốc, rải vụ… khi giảm được giá thành từ 50% so với cách làm hiện nay thì mới có cơ may tồn tại. Bằng không làm được như vậy thì cũng nên cho đóng cửa nhà máy sản xuất ở đây, dời nhà máy đi vùng có điều kiện sản xuất nguyên liệu tốt hơn, hỗ trợ nông dân chuyên trồng mía chuyển đổi sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn.

Việc chuyển đổi, tái cấu trúc sản xuất như là quy luật thích ứng với thị trường. Như ở Đài Loan trước đây, họ có đến 42 nhà máy đường nhưng 5 năm trước họ đã nhận thấy mía đường không phải là thế mạnh nên mạnh dạn cho đóng cửa hết nhà máy và chỉ duy trì 2 nhà máy tinh luyện đường thô nhập khẩu để phục vụ tiêu dùng trong nước.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Nguồn : Nhà Đầu Tư

Từ khoá: trồng mía, ASEAN, giá trị kinh tế cao, chuyển đổi, quy mô lớn, nguyên liệu 

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007385917
Go to top