Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếChâu Á cần đẩy lùi tư tưởng tự cung tự cấp

Châu Á cần đẩy lùi tư tưởng tự cung tự cấp

chau a tu cung tu cap 14.5.21

Trong một thế giới địa chính trị đối đầu và hoạt động sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quan trọng như chất bán dẫn và vật tư y tế lại tập trung cao ở một vài nước, thì lời kêu gọi tự lực đã nhuốm động cơ chính trị. Các chính trị gia và những người theo chủ nghĩa dân túy trên khắp thế giới đã lợi dụng nỗi lo sợ của những người theo chủ nghĩa dân tộc về việc phụ thuộc vào nước khác về mọi thứ, từ thực phẩm đến vắc xin COVID-19 để kêu gọi đưa hoạt động sản xuất về lại trong nước. Nguy cơ thế giới quay trở về thời đại tự cung tự cấp là có thật.

Các bằng chứng ủng hộ chính phủ can thiệp vào hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu là rất ít. Sản xuất khẩu trang, nước rửa tay và máy thở để không phải phụ thuộc nhập khẩu trong thời kỳ thiếu hụt toàn cầu đã trở thành một chiến lược hợp lý. Tuy nhiên, hạn chế xuất khẩu những nguồn sản phẩm đó sang các nước khác, như nhiều nước đã làm và vẫn tiếp tục làm, thì không hợp lý chút nào nếu phần lớn nhu cầu quan trọng trong nước đã được đáp ứng. Sự thiếu hụt sẽ không thể được bù đắp bởi hàng nhập khẩu khi những nước khác cũng đang hạn chế xuất khẩu.

Lời kêu gọi mang đậm chất bảo hộ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là 'lên tiếng cho địa phương', vào thời điểm mà đất nước của ông cần sự giúp đỡ của quốc tế hơn bao giờ hết; việc đánh giá lại an ninh chuỗi cung ứng của chính quyền Biden; việc chính phủ Úc thúc đẩy 'đa dạng hóa' chuỗi cung ứng; việc chính phủ Nhật Bản trợ cấp để khuyến khích doanh nghiệp đưa chuỗi cung ứng về lại trong nước; tuyên bố của EU rằng nó sẽ tăng gấp đôi công suất sản xuất chip và đạt được khả năng tự cung cấp pin; Chiến lược ‘lưu thông kép’ của Trung Quốc nhằm cô lập nền kinh tế trong nước: tất cả những hành động trên đều đang đe dọa một nền kinh tế quốc tế mở, thịnh vượng và an toàn.

Không nơi nào mà tác hại của tư duy tự cung tự cấp đối với nền kinh tế và an ninh y tế được thấy rõ ràng hơn trong cách tiếp cận các chiến lược tiêm chủng COVID-19. Việc Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu hạn xuất khẩu vắc-xin từ đã khiến hàng triệu người không thể tiếp cận tiêm chủng, điều sẽ giúp đảm bảo sức khỏe toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin từ chối bảo vệ hàng tỷ người trước COVID-19 và khiến thế giới vẫn chịu sự tấn công của các biến thể vi-rút, làm kéo dài tình trạng rủi ro y tế.

Tại Úc, lời kêu gọi của chính phủ về tự cung tự cấp sản xuất vắc-xin đã làm trì hoãn việc tiêm chủng và dẫn đến một kết quả tồi tệ. Thứ nhất, đây là hệ quả của việc chính phủ ủng hộ sử dụng vắc-xin trong nước (và sau đó đã thất bại). Thứ hai, việc lựa chọn vắc-xin chất lượng thấp, quan trọng chỉ vì nó có thể được sản xuất trong nước, trong khi các lựa chọn vắc-xin khác được sản xuất bằng công nghệ hiện đại hơn thì bắt buộc phải nhập khẩu. Cả các cơ quan y tế và các chính trị gia đã không vô tư trong quá trình ra quyết định khi ưu tiên yếu tố tự cung tự cấp hơn là tính hiệu quả, dẫn đến các hệ quả về mặt kinh tế và sức khỏe.

Tuyên bố rằng đại dịch COVID-19 sẽ đánh dấu sự kết thúc của chuỗi cung ứng toàn cầu và rằng sẽ có một lượng lớn sản xuất quốc tế từ các nước đang phát triển (bao gồm cả Trung Quốc) quay trở về các nước phát triển đã được phóng đại quá mức. Các chuỗi cung ứng toàn cầu phần lớn vẫn còn nguyên vẹn, với việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ truyền thông để củng cố khả năng phục hồi và hiệu quả cạnh tranh.

Mặc dù đại dịch và suy thoái đã gây ra nhiều đồn đoán về tương lai của đầu tư nước ngoài và chuỗi cung ứng toàn cầu ở châu Á, nhưng sự thay đổi dường như không nhiều như những gì mà các chính trị gia và những người khác đã nghĩ, David Dollar lập luận.

Ông Dollar nói, bất chấp sự gián đoạn của cuộc chiến thương mại và công nghệ Mỹ - Trung, ‘Dữ liệu thương mại của Mỹ chỉ cho thấy sự sụt giảm nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc (3,6%), bất chấp mức thuế 25% và suy thoái kinh tế, chứng minh một điều người Mỹ rõ ràng vẫn muốn mua đồ điện tử, thiết bị y tế và đồ bảo hộ từ Trung Quốc’. Thứ chịu ảnh hưởng lớn nhất lại là đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào các nền kinh tế phát triển (Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Úc), vì những thị trường này thắt chặt cơ chế sàn lọc đầu tư, khiến dòng vốn FDI của Trung Quốc trong giai đoạn 2016-2019 bị cắt giảm hơn 50%.

Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Đông Nam Á đã tăng gần 50% trong cùng giai đoạn, và đầu tư của Trung Quốc tại khu vực này giờ đây ngang bằng với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc cũng không giảm. Thực tế còn hoàn toàn ngược lại. Năm 2020, Trung Quốc là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên toàn cầu, lần đầu tiên vượt xa Hoa Kỳ. Và, như Dollar nhận xét, không có chuyện các công ty Mỹ vội vàng rời Trung Quốc và chuyển đầu tư về nước vì “rời đi có nghĩa là bỏ qua thị trường nội địa béo bở của Trung Quốc”. Thay vào đó, các cuộc khảo sát các công ty Mỹ ở Trung Quốc cho thấy rằng phần lớn các công ty này vẫn đang mở rộng sản xuất tại Trung Quốc, song song với việc tìm kiếm các cơ sở sản xuất với mức lương thấp và dịch chuyển chuỗi sản xuất toàn cầu sang những nơi khác trong châu Á.

Các chuỗi giá trị toàn cầu đã tỏ ra bền bỉ vì đây là một hình thức tổ chức công nghiệp rất hiệu quả. Các doanh nghiệp đa quốc gia chủ yếu đóng góp các loại tài sản trí tuệ khác nhau: bằng sáng chế, thương hiệu, bí mật kinh doanh, bí quyết quản lý và mạng lưới bán hàng. Theo một ước tính, 85% giá trị của các công ty lớn trong chỉ số S & P500 là tài sản trí tuệ. Hoạt động trên toàn cầu cho phép các công ty này sử dụng tài sản của họ trên thị trường lớn nhất có thể. Đối với các nước đang phát triển, bao gồm cả Trung Quốc, sự lan rộng của các mạng lưới sản xuất toàn cầu đã giúp đẩy nhanh và củng cố tiến bộ kinh tế và an ninh.

Có nhiều xu hướng chính sách quốc tế đáng lo ngại đe dọa hội nhập quốc tế xung quanh sự lan rộng của các chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng ở châu Á, Dollar gợi ý, việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, là một bước đi tích cực giúp củng cố vị trí của châu Á như là trung tâm của nhiều chuỗi giá trị và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nhiều cách khác nhau. Karl Sauvant lưu ý, ở một diễn biến khác trong tuần này, tiến độ đàm phán Hiệp định Tạo thuận lợi Đầu tư tại WTO với sự tham gia của 100 nước thành viên tạo ra cơ hội phát triển tích cực cho các thỏa thuận đầu tư như trong RCEP.

Tất nhiên, vấn đề là Hoa Kỳ hiện không phải là thành viên RCEP hay CPTPP – một hiệp định khu vực khác có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia của Hoa Kỳ vào công cuộc lấy lại đà tăng trưởng kinh tế và thương mại cho khu vực hậu COVID-19. Và một vấn đề nữa là việc Ấn Độ cũng đã hướng nội, rút ​​lui khỏi RCEP.

Kinh tế Trung Quốc vẫn là đầu tàu giúp duy trì tăng trưởng kinh tế cho Châu Á. Đó là bởi vì các công ty Trung Quốc và các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc đang hội nhập vào các thị trường quốc tế rộng mở. Cam kết của Trung Quốc đối với các hệ thống và quy tắc thị trường là trọng tâm của sự thành công về kinh tế và an ninh. Cho dù điều gì đã thay đổi ở Trung Quốc, thực tế này thì không.

Hy vọng rằng việc Hoa Kỳ tham gia trở lại vào cải cách kinh tế và thương mại toàn cầu sẽ xây dựng nền tảng cho sự tái gắn kết kinh tế của Hoa Kỳ ở châu Á với Trung Quốc, vì điều đó sẽ tốt cho cả sự thịnh vượng và an ninh của khu vực.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: châu Á, tự cung tự cấp

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387567
Go to top