Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTại sao EU muốn đẩy nhanh đàm phán thỏa thuận thương mại với Ấn Độ

Tại sao EU muốn đẩy nhanh đàm phán thỏa thuận thương mại với Ấn Độ

a160e761468c47f1937b7c77487e3cd7

Trước đây, khi Vương quốc Anh chưa rời Liên minh Châu Âu, EU vẫn thường được miêu tả là “khối thương mại lớn nhất thế giới”. Kích thước, đặc biệt là về mặt kinh tế, là yếu tố quan trọng đối với EU. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, động lực căn bản để EU gia tăng tầm ảnh hưởng toàn cầu chính là sự mở rộng. EU đã mở rộng từ 15 nước lên thành 28 nước thành viên. Tuy nhiên hiện tại, quá trình mở rộng đã chậm lại. Việc đàm phán kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đình trệ do các vấn đề về nhân quyền.

Hiện tại, với chỉ 27 nước thành viên, nền kinh tế của EU trở nên nhỏ hơn so với Mỹ. Tính theo ngang giá sức mua (PPP), GDP của khối này cũng đã nhỏ hơn Trung Quốc. Vấn đề là, theo quan điểm của EU, họ không còn nhiều thời gian nữa.

Hãy tưởng tượng nền kinh tế toàn cầu vào năm 2050. Khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ được dự đoán là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, tiếp theo là Mỹ. Tỷ trọng của EU trong GDP toàn cầu sẽ giảm xuống dưới 10%. Điều này dẫn đến một cảm giác cấp bách: liệu vị thế của EU trong các cuộc đàm phán thương mại sẽ còn vững chắc. Bất kỳ chiến lược kinh tế dài hạn nào của khối này cũng sẽ đòi hỏi phải có ít nhất một hiệp định tự do thương mại với Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Mỹ.

Cả ba hiệp định này đều có vẻ khó đạt được, mặc dù một số vấn đề miễn cưỡng lại bắt nguồn từ phía EU. Khi cuộc đàm phán giữa Ấn Độ và EU bị đình trệ vào năm 2013, những vấn đề bất đồng giữa hai bên còn đáng kể. Chính phủ Ấn Độ thời bấy giờ không hài lòng với cách tiếp cận theo kiểu chính trị hóa thương mại của EU. Vấn đề ô nhiễm trở thành một điểm nóng lớn. Các câu hỏi về thuế quan, bằng sáng chế và thị thực lao động cũng là những vấn đề hóc búa. Kể từ năm 2013, ý tưởng về việc tái đàm phán thỏa thuận thương mại EU-Ấn Độ vẫn xuất hiện định kỳ trong các chương trình nghị sự chính trị của khối – nhưng cho đến hiện tại, chưa có động lực chính trị nào để biến nó thành hiện thực.

Thời điểm và thông tin về quyết định mở lại cuộc đàm phán giữa EU và Ấn Độ xuất hiện theo một cách không thể rõ ràng hơn. Có ba yếu tố trong tuyên bố chung của họ cho thấy đây là một nỗ lực nhằm cạnh tranh với Trung Quốc.

Thứ nhất, ý tưởng về một "quan hệ đối tác kết nối" để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới - đặc biệt là ở châu Phi - dường như thể hiện tham vọng thách thức các khoản đầu tư của Trung Quốc và sáng kiến Vành đai và Con đường của nước này.

Thứ hai, những đề cập lặp đi lặp lại về "nhân quyền" và "hai nền dân chủ lớn nhất thế giới" rõ ràng là nhằm ám chỉ lập trường của EU đối với Khu tự trị Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc.

Thứ ba, và có lẽ quan trọng nhất, đó là thời điểm đưa ra quyết định. Chỉ vài ngày sau khi EU đình chỉ việc phê chuẩn thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc, rõ ràng đây là một tuyên bố chính trị có dự tính.

Trong tám năm qua, EU và Ấn Độ đã có rất nhiều thay đổi về mặt chính trị. Chính phủ Ấn Độ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong nước, với những chỉ trích to lớn về cách mà chính quyền xử lý đại dịch hiện tại. Nền kinh tế nước này đã phát triển đáng kể, khiến Ấn Độ trở thành một đối tác thương mại hấp dẫn hơn. Ấn Độ cũng đã bắt đầu thay đổi cách tiếp cận trong các vấn đề môi trường, giúp loại bỏ một điểm bất đồng khác. Cả EU lẫn Ấn Độ đều đang có thêm động lực để đảm bảo rằng một thỏa thuận có thể được thực hiện hiệu quả.

Lần này, tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel thể hiện một sự kỳ vọng rằng các cuộc đàm phán sẽ diễn ra với "tốc độ nhanh hơn nhiều”. Không có gì đảm bảo rằng các cuộc đàm phán như vậy sẽ thành công. Những vấn đề bất đồng trước đây vẫn tồn tại, và những lập trường chính trị của hiện tại vẫn có thể thay đổi vào thời điểm quá trình đàm phán kết thúc. Ấn Độ, giống như Trung Quốc, cũng quyết liệt bảo vệ chủ quyền quốc gia mình.

Ngay cả với tốc độ nhanh hơn, thỏa thuận này sau khi được ký kết vẫn có thể không đi vào hiệu lực sau nhiều năm. Và trong trường hợp nó xảy ra, tác động địa chính trị của nó cũng có thể lớn hơn so với tác động kinh tế. EU và Ấn Độ đã thể hiện rõ lập trường của mình. Họ đã thống nhất đưa ra một tính hiệu rõ ràng về ý định cạnh tranh với Trung Quốc trong những thập kỷ tiếp theo.

Nguồn: CGTN - PA

Từ khóa: Đàm phán hiệp định tự do thương mại, chiến tranh thương mại, hội nhập kinh tế, Brexit

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390618
Go to top