Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnTại sao Ấn Độ khởi động đàm phán thương mại với Anh

Tại sao Ấn Độ khởi động đàm phán thương mại với Anh

britain british UK flag india flag

Hơn một năm sau khi rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), Ấn Độ đã tăng cường nỗ lực thực hiện đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nền kinh tế lớn khác. Các cuộc thảo luận riêng biệt hiện đang được tiến hành với Anh và Liên minh Châu Âu (EU), và các bên đang nghiên cứu khả năng ký kết các thỏa thuận nhỏ trước, trước khi tiến tới một hiệp định thương mại tự do toàn diện.

Các cuộc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Ấn Độ và EU phải tạm ngưng vào năm 2013 khi các điểm khác biệt của hai bên không được giải quyết trong phạm vị của cuộc đàm phán. Bối cảnh hiện nay đã thay đổi, khi mà Anh vốn là đối tác thương mại lớn của Ấn Độ trong EU, giờ không còn là thành viên thuộc EU nữa. Sau sự kiện Brexit, Anh đang ở vị thế mà tự bản thân Anh có thể đạt được một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ thay vì là một phần của một khối thương mại lớn. Hiện nay, EU tỏ ra hào hứng trong việc đàm phán thỏa thuận thương mại với Ấn Độ so với 8 năm trước, nhằm hướng đến đa dạng hóa chuỗi cung ứng của EU. Tuy nhiên, thỏa thuận giữa Ấn Độ và EU sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng so với thỏa thuận thương mại giữa Ấn Độ và Anh.

Hai nước Anh và Ấn Độ đã sẵn sàng cho việc đàm phán thỏa thuận thương mại. Vào tháng 5 năm nay, Ấn Độ và Anh đã công bố lộ trình 10 năm bao gồm thỏa thuận “Quan hệ đối tác thương mại nâng cao (ETP)” nhằm giảm các rào cản thương mại và cam kết tăng gấp đôi thương mại song phương vào năm 2030. Các cuộc đàm phán chính thức về một thỏa thuận thương mại tự do có thể sẽ bắt đầu vào cuối năm nay.

Một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ xảy đến như một liều thuốc bổ cho chính phủ Boris Johnson khi họ cố gắng thể hiện lợi ích từ việc Brexit. Còn đối với Ấn Độ, đây là cơ hội để thể hiện mình là một đối tác thương mại thay thế cho Trung Quốc trong một thế giới hậu Covid. Nó cũng giúp Ấn Độ thể hiện cam kết hướng tới thương mại tự do hơn mà không phải gánh chịu nguy cơ thâm hụt thương mại lớn.

Đối tác trọng yếu

Tổng kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và Anh hiện đạt khoảng 33 tỷ USD mỗi năm, bao gồm 15 tỷ USD thương mại hàng hóa và phần còn lại là kim ngạch dịch vụ. Anh nằm trong số mười điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ trong khi Ấn Độ là đối tác thương mại ngoài EU lớn thứ sáu của Anh. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ sang Anh bao gồm quần áo, dược phẩm, dầu tinh luyện và  kim loại. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Anh sang Ấn Độ bao gồm quặng kim loại, kim loại màu, đồ điện tử và máy móc công nghiệp nói chung. Nhìn chung, mô hình thương mại giữa hai quốc gia cho thấy mức độ bổ sung cao, trong đó rổ hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ có mức độ phù hợp cao với rổ hàng hóa nhập khẩu của Anh và ngược lại.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Anh vào Ấn Độ cũng tăng trưởng ổn định, Anh là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ sáu của Ấn Độ kể từ năm 2000. Nhưng với những tranh chấp về thuế kéo dài liên quan đến Công ty Vodafone và Cairn Energy, Anh có thể sẽ thúc đẩy vấn đề bảo hộ đầu tư trong quá trình đàm phán FTA.

Tiềm năng chưa được khai thác

Hai nước cũng sẽ hướng tới việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang hạn chế tiềm năng thương mại giữa hai nền kinh tế. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ bao gồm đồ trang sức (kim loại quý), kim cương và thuốc chữa bệnh. Các sản phẩm của Anh có tiềm năng xuất khẩu cao nhất bao gồm máy bay phản lực, rượu whisky và các bộ phận máy bay/trực thăng.

Đặc biệt, thực phẩm và đồ uống là hai lĩnh vực mà hai nước có thể dễ dàng đẩy mạnh kim ngạch thương mại. Chính phủ Ấn Độ cũng đang tìm cách hợp tác với Anh về dệt may, thủ công mỹ nghệ, da, đồ nội thất, máy móc công nghiệp, đồ chơi và bày tỏ ý định tạo điều kiện tiếp cận thị trường nhiều hơn cho các sản phẩm công nghệ của Anh như máy ảnh chất lượng cao, thiết bị y tế, ô tô, và rượu mạnh.

Tác động ròng của các FTA là tích cực

Trong vài tháng qua, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giữ cho nền kinh tế Ấn Độ trụ vững vào thời điểm nhu cầu trong nước vẫn còn khá thấp. Tiềm năng này có thể được khai thác nhiều hơn nếu các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ coi trọng thị trường xuất khẩu và từ bỏ nỗi lo sợ đối với các Hiệp định thương mại tự do. Suy cho chùng, cuộc khảo sát về kinh tế của Chính Phủ (2019-2020) cho thấy, tính bình quân, các hiệp định thương mại tự do sẽ giúp thúc đẩy hơn là làm tổn hại đến xuất khẩu của Ấn Độ.

Từ năm 1993 đến năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của Ấn Độ sang các quốc gia có ký kết thỏa thuận thương mại tăng trung bình hàng năm là 13,4%, trong khi nhập khẩu của Ấn Độ từ các quốc gia này tăng 12,7%. Cần lưu ý rằng phần lớn hàng hóa mà Ấn Độ nhập khẩu hiện nay được đưa vào các chuỗi cung ứng, và cuối cùng được sử dụng để xuất khẩu và do đó việc nới lỏng nhập khẩu thường có thể giúp một quốc gia nâng cao nguồn lực cho xuất khẩu của mình.

Thỏa thuận thương mại tự do Ấn Độ - Anh nên là bước đầu tiên để nước này hội nhập sâu hơn với các nền dân chủ cùng chí hướng, và xóa bỏ các rào cản được dựng lên trong những năm gần đây.

Nguồn: Livemint

Từ khoá: đối tác, trọng yếu, tiềm năng, FTA, nhu cầu, tiếp cận thị trường, rào cản

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007389976
Go to top