Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnCác hiệp định thương mại chủ yếu được xây dựng với mục đích thúc đẩy sự ổn định thay vì thúc đẩy hoạt động giao thương

Các hiệp định thương mại chủ yếu được xây dựng với mục đích thúc đẩy sự ổn định thay vì thúc đẩy hoạt động giao thương

fta on dinh 14.5.21

Hiệp định thương mại mới giữa Anh và Liên minh châu Âu đã cho thấy điều ngược lại

Thỏa thuận Thương mại và Hợp tác EU-Anh (CTA) không như những hiệp định giao thương bình thường. Theo lời trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier, văn bản này là bằng chứng về “một cuộc ly dị” thay vì hướng đến sự hợp tác. Có thể nói, nhận định đã nêu khá phù hợp trong bối cảnh Nghị viện châu Âu đồng ý phê chuẩn thỏa thuận Anh-EU kèm theo hàng loạt lời đe dọa trả đũa cũng như khơi lên ngờ vực liên quan đến quan hệ hợp tác giữa lục địa già và xứ sương mù.

Một giá trị ít được biết đến của các hiệp định thương mại chính là thúc đẩy giao thương. Có thể nói, những thỏa thuận này được thiết lập với mục đích hài hòa hóa chính sách kinh tế, đồng thời hạn chế sự xuất hiện của các hàng rào thương mại mới giữa những quốc gia thành viên. Kết quả là một môi trường chính sách ổn định có thể giúp hoạt động thương mại trở nên dễ dàng và dễ đoán định.

5 năm kể từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit cho thấy những vấn đề phát sinh khi hệ thống quy định đổ vỡ và sự bất định lên ngôi. Trong khi cuộc trưng cầu đã nêu tạo ra sự nghi ngờ về tương lai hợp tác kinh tế, tác động từ sự kiện này đến cộng đồng thương nhân xứ sở sương mù cực kỳ mạnh mẽ và tức thì. Trong suốt thời gian sau sự kiện Brexit, các doanh nghiệp đang vật lộn để thích ứng với tình hình mới. Về phần vương quốc Anh, nước này đã chứng kiến sự mỏng manh trong quan hệ thương mại song phương với các đối tác lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ; minh chứng lớn nhất chính là biến động nhanh chóng trong dòng chảy giao thương. Trong những tháng đầu năm 2021, xuất khẩu từ đảo quốc sương mù đến EU đã suy giảm nhanh chóng – nguyên nhân, có thể nói không hoàn toàn xuất phát từ đại dịch COVID-19.

Nếu xét về yếu tố chi phí, việc phê chuẩn CTA có thể là một tin tốt đối với các doanh nghiệp và người lao động sau gần 10 năm đối mặt với hàng loạt bất định.

Thỏa thuận Anh-EU có nhiều nội dung quan trọng. Một trong đó là cam kết không áp thuế và hạn ngạch lên hàng hóa xuất khẩu; do vậy, nhờ CTA, hàng hóa hai chiều có thể thông thương tự do. Nếu CTA không được thông qua vào mùa đông năm ngoái, Anh quốc sẽ phải giao thương với EU dựa trên những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới – yếu tố sẽ đặt đảo quốc vào vị thế không khác gì Mỹ và Trung Quốc trong quan hệ thương mại với EU. Điều này cũng có nghĩa là EU và Anh sẽ phải chứng kiến mức thuế cao áp lên hàng hóa của nhau cũng như gây trì hoãn tiến trình đàm phán những quy định chi tiết hơn sau này. Với CTA, Anh và EU đã tránh được nguy cơ này.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, thuế quan chỉ là một trong số hàng loạt biện pháp chính phủ các nước có thể áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa. Vẫn còn hàng tá những vấn đề bất đồng giữa xứ sương mù và EU.

Lấy các biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm (SPS) làm ví dụ. SPS là khái niệm liên quan đến các quy định điều chỉnh vấn đề sức khỏe và an toàn áp dụng đối với các sản phẩm thực vật và động vậy. SPS là một hệ thống quy định phức tạp thường gây ra nhiều tranh luận giữa các quốc gia thành viên tại Tổ chức Thương mại thế giới. EU và xứ sương mù đang áp dụng những tiêu chuẩn SPS riêng - một chiến thắng nhỏ cho các quan chức đảo quốc - những cá nhân muốn tự chủ trong vấn đề này. Từ góc nhìn của phía Anh, hệ thống tiêu chuẩn độc lập có thể là một công cụ hữu ích giúp họ có thêm lợi thế khi đàm phán các thỏa thuận thương mại trong tương lại, đặc biệt là với Hoa Kỳ - quốc gia vốn có nhiều bất đồng với EU liên quan đến quy định về SPS.

Tuy nhiên, duy trì hai cơ chế SPS tách biệt đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nông nghiệp sẽ gặp hàng loạt vấn đề phức tạp liên quan đến hành chính. Theo lời Liên minh nông dân toàn Anh – tình huống đã nêu sẽ gây thêm gánh nặng về thủ tục và yêu cầu đặc thù – những nhân tố sẽ làm phức tạp và gây phát sinh chi phí cho cộng đồng doanh nghiệp xứ sương mù và châu Âu lục địa. Đồng thời, trong những tháng đầu năm 2021, có thể thấy hàng loạt chuỗi cung ứng đang bị đình hoãn do doanh nghiệp Vương quốc Anh gặp trở ngại khi phải tìm hiểu và đáp ứng các quy định về môi trường liên quan đến nguồn gốc sản phẩm cũng như hàng loạt rào cản kỹ thuật.

Bên cạnh đó, vấn đề tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cũng được coi là một vấn đề tranh cãi lớn giữa đảo quốc sương mù và châu Âu lục địa. EU muốn những cam kết mạnh mẽ hơn về chính sách cạnh tranh tiêu biểu như mua sắm chính phủ và tiêu chuẩn về lao động. Liên minh 27 nước cũng muốn bổ sung các điều khoản liên quan đến trợ cấp – đây là chủ đề đầy tranh cãi do chứa đựng những yếu tố gây biến dạng thương mại và tạo ra lợi thế cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Tuy CTA đề cập đến vấn đề đã nêu, theo đó Anh quốc được quyền tự chủ trong việc ban hành biện pháp trợ cấp, nhưng vẫn còn hàng loạt bất đồng và bất định liên quan đến thực thi những quy định nêu trên trong tương lai.

Ngoài tranh cãi về SPS và trợ cấp. Quan ngại cũng tồn tại trong quan hệ Anh – EU liên quan đến quyền đánh bắt cá của các quốc gia thành viên Liên minh 27 nước, dịch chuyển lao động xuyên biên giới, tiếp cận dịch vụ tài chính, quản lý hoạt động giao thương tại khu vực Bắc Ai-len,…

Trong số những vấn đề đã nêu, việc EU đặt trọng tâm hài hóa chính sách đang mâu thuẫn với mong muốn của Vương quốc Anh về quyền tự chủ rộng rãi – chủ đề nóng bỏng trong buổi đối thoại giữa hai bên tuần rồi. Đáng chú ý, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Ursula von der Leyen đã cảnh báo EU sẽ không chần chừ sử dụng những biện pháp trả đũa nếu phía Anh không thực thi đúng các cam kết của họ trong quan hệ song phương. Quan điểm này được một số thành viên EU ủng hộ, bao gồm Pháp, quốc gia mới đây đe dọa áp dụng trả đũa khi cam kết về tiếp cận thị trường công bằng bị nước Anh vi phạm. Có thể nói, bất đồng giữa Anh và EU còn lâu mới kết thúc.

Nói như vậy không có nghĩa là hệ thống quy tắc thương mại cũ là hoàn hảo. Tất cả quốc gia đều đồng tình rằng hệ thống quy định về giao thương cần cập nhật – nếu không nói là cần thay đổi toàn bộ. Ngoài ra, lo ngại về hiệu lực thực thi những quy định trong CTA không phải là chủ đề mới mẻ. Thực thi luôn là yếu tố khó giải quyết trong lĩnh vực luật pháp quốc tế. Hãy nhìn EU và Hoa Kỳ - hai thế lực kinh tế lớn nhất thế giới đang lao vào những vụ kiện tụng liên quan đến các bất đồng về quy tắc giao thương quốc tế.

Những tranh cãi dai dẳng và tốn kém là vấn đề hầu hết hiệp định thương mại cần tránh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hàng loạt tranh cãi đang diễn ra, những bất đồng mới sẽ là điều mà chúng ta sẽ thấy thường xuyên trước khi ổn định quy trở lại.

Nguồn: Foreign Policy

Từ khóa: thương mại, hiệp định, CTA, Anh

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391485
Go to top