Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tế3 bài học kinh tế từ đại dịch Covid-19 giúp ích gì cho Ấn Độ?

3 bài học kinh tế từ đại dịch Covid-19 giúp ích gì cho Ấn Độ?

Ấn Độ được dự đoán sẽ nổi lên như một điểm đến đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp muốn đa dạng hóa hoạt động của họ khỏi Trung Quốc.

Năm nay sẽ là một trong những năm quan trọng nhất đối với tiểu lục địa Nam Á. Theo ước tính của Tạp chí Dân số Thế giới (WPR), trong bối cảnh Ấn Độ vừa vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào giữa tháng 1.2023 (1,417 tỷ của Ấn Độ so với 1,412 của Trung Quốc), sự chú ý của quốc tế đang tập trung vào khả năng Ấn Độ sẽ nổi lên như một điểm đến đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp muốn đa dạng hóa hoạt động của họ khỏi Trung Quốc.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng của Ấn Độ trong năm tài chính 2023-2024 từ 6,5% lên 6,9%, cho rằng khả năng chống chọi với các cú sốc toàn cầu của nước này là lý do nâng hạng, bất chấp những lo ngại về môi trường chính trị của Ấn Độ, tài chính toàn cầu đang suy giảm, tình trạng lạm phát hay sự sụt giảm của thị trường ngoại hối. Ngoài ra, việc Ấn Độ đặt mục tiêu ngân sách liên bang năm 2023 là giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới 6% GDP, lần đầu tiên kể từ năm tài chính 2020, sẽ củng cố sự ổn định kinh tế vĩ mô thông qua huy động nguồn thu và các biện pháp hợp lý hóa chi tiêu.

Đại dịch Covid-19 đã chỉ ra ba bài học quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Và nếu tận dụng tốt 3 bài học này, Ấn Độ sẽ khiến nền kinh tế cất cánh.

Thế giới giảm dần phụ thuộc vào Trung Quốc

Đầu tiên, do mối liên kết chặt chẽ với nền kinh tế Trung Quốc trong các chuỗi giá trị toàn cầu đã cho thấy tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế thế giới. Điều đó có nghĩa là sự phụ thuộc vào Bắc Kinh phải được giảm bớt.

Thật vậy, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch bắt nguồn từ Trung Quốc đã đặt nhiều nền kinh tế nhỏ hơn vào tình thế khó khăn và tạo động lực để các nền kinh tế khu vực trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, thúc đẩy xu hướng tự cung tự cấp trong nước và có khả năng chống chịu trước các cú sốc kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh đó, xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra cũng đã tạo ra áp lực lạm phát lớn trên thị trường năng lượng và thực phẩm toàn cầu, khiến các nước Nam Á đang phát triển như Pakistan và Sri Lanka đối mặt với khủng hoảng kinh tế.

Để đa dạng hóa trước những rủi ro kinh tế vĩ mô toàn cầu không lường trước được trong tương lai, Ấn Độ đang tận dụng chiến lược kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia “Trung Quốc cộng một” (C+1) được khởi xướng từ năm 2013 và đã đạt được động lực trong kịch bản hậu đại dịch. Điều này liên quan đến cách Ấn Độ tự định vị mình như một giải pháp thay thế cho Trung Quốc bằng cách tham gia vào các phần khác nhau của chuỗi giá trị toàn cầu, bao gồm sản xuất trong nước và xuất khẩu cạnh tranh về giá cả. Cách tiếp cận này đã cho phép Ấn Độ thúc đẩy làn sóng thay đổi động lực toàn cầu và nổi lên như một điểm đến đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động của họ khỏi Trung Quốc.

Ấn Độ nhận được đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng năm cao nhất trong năm tài chính 2021-22, lên tới 83,57 tỷ USD. Nước này đã có chiến lược tăng trưởng để cạnh tranh với Trung Quốc bằng cách thực hiện các chính sách thu hút thêm đầu tư.

Một trong những ưu tiên chính được Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman vạch ra cho nền kinh tế Ấn Độ là “cơ sở hạ tầng và đầu tư”. Ngân sách liên bang cho năm 2023 đã ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng trong năm thứ ba bằng cách tăng chi tiêu vốn thêm 33% lên 10 nghìn tỷ rupee, tương đương 3,3% GDP.

ad cv19

Cân bằng giữa toàn cầu hóa và địa phương hóa

Thứ hai, quan hệ đối tác kinh tế đã phát triển, với việc các quốc gia hiện đang tìm cách đạt được sự cân bằng giữa toàn cầu hóa và địa phương hóa (glocalization ) thông qua các nền tảng song phương và đa phương.

Các chính phủ có thể tận dụng sức mạnh và nguồn lực của mình bằng cách hợp tác cùng nhau để tạo ra một hệ thống kinh tế toàn cầu liên kết và linh hoạt hơn. Ấn Độ đang tích cực chống lại sự thống trị kinh tế và chính trị của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hơn thế nữa, đây là một trong những động lực chính đằng sau các mô hình toàn cầu hóa mới nổi.

Ví dụ, quyết định của Ấn Độ không tham gia khối thương mại lớn nhất thế giới, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), vào năm 2020 để bảo vệ thị trường nội địa và hạn chế thâm hụt thương mại đã gửi đi những tín hiệu mạnh mẽ về việc New Delhi tách khỏi Bắc Kinh trong quan hệ đối tác thương mại.

Xu hướng đẩy mạnh sử dụng công nghệ

Thứ ba, đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh việc áp dụng và sử dụng công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau. Công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc hỗ trợ làm việc từ xa và kết nối kỹ thuật số, từ việc cung cấp các khoản thanh toán an sinh xã hội ở cấp cơ sở đến các hội nghị và thảo luận chính sách cấp chính phủ.

Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR), những tiến bộ về trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý và truyền dữ liệu, bảo mật dữ liệu và chỉnh sửa DNA đang thay đổi chính sách đối nội và quốc tế của các quốc gia.

Ấn Độ có nền tảng tốt để cung cấp kỹ năng kỹ thuật số cho cơ sở nhân lực trẻ của mình, với khoảng 52% dân số dưới 30 tuổi và tỷ lệ sử dụng Internet khá cao là 43%. Đây là cơ hội để Ấn Độ tận dụng các hình thức đương đại của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất, điều mà nước này đã bỏ lỡ trong thời kỳ thuộc địa ở các thế kỷ trước.

Cả lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển và nội sinh đều chỉ ra sự khác biệt về trình độ công nghệ là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở các nước đang phát triển. Khi công nghệ phát triển trong nền dân chủ lớn nhất thế giới, Ấn Độ có một vai trò quan trọng trong giảm bất bình đẳng kinh tế bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Việc tập trung vào nâng cao nguồn nhân lực thông qua các sáng kiến ​​đào tạo kỹ năng nhanh sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc tìm kiếm sự cân bằng cung-cầu trên thị trường lao động trong nước, tạo ra nhiều cơ hội sinh kế hơn và giúp thanh niên Ấn Độ phù hợp với thị trường việc làm toàn cầu.

Ngân  sách năm 2023 cũng đã giới thiệu Pradhan Mantri Kaushal Vikas Yojana 4.0 (một chương trình sáng kiến ​​phát triển kỹ năng của Chính phủ Ấn Độ), nhằm mục đích đào tạo kỹ năng cho giới trẻ Ấn Độ trong các lĩnh vực của thời đại công nghiệp 4.0 thời đại mới, bao gồm người máy, AI, in 3D và cơ điện tử, cùng những lĩnh vực khác.

Chương trình này được kỳ vọng sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng việc làm hiện nay ở Ấn Độ, nơi tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao nhất trong 16 tháng là 8,3% vào tháng 12.2022. Ngoài ra, chương trình dự kiến ​​sẽ giúp tăng thu nhập của thanh niên, mang lại mức tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư cao hơn, phù hợp với mục tiêu trở thành nền kinh tế 5 nghìn tỷ đôla hoặc 10 nghìn tỷ đôla của Ấn Độ .

Cuối cùng, những tác động lan tỏa của đại dịch đã dẫn đến lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu đang rình rập, bên cạnh dòng chảy mà thị trường nhiên liệu và thực phẩm đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Ukraine-Nga.

Do đó, khi Indonesia chuyển giao chức chủ tịch G20 cho Ấn Độ, New Delhi sẽ phải chịu trách nhiệm đưa thế giới trở lại trật tự trước những cuộc khủng hoảng toàn cầu đa chiều như vậy. Giữ vai trò Chủ tịch nhóm G20, bao gồm khoảng 90% GDP toàn cầu, chắc chắn là một vị trí đầy thách thức đối với bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, Ấn Độ đã nổi lên như một trong những tiếng nói quan trọng nhất đối với Nam bán cầu, ủng hộ các mối quan tâm của thế giới đang phát triển.

Nguồn: Đại biểu Nhân dân

Từ khóa: kinh tế Ấn Độ, covid-19

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391882
Go to top