Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếViệc Nhật Bản dẫn dắt thương mại tự do tác động không ngờ đến quá trình cải cách kinh tế của Trung Quốc

Việc Nhật Bản dẫn dắt thương mại tự do tác động không ngờ đến quá trình cải cách kinh tế của Trung Quốc

Japan

Giữa lúc mối đe dọa chủ nghĩa bảo hộ tiếp tục lấp ló từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, một cường quốc thương mại khác là Nhật Bản đã đứng lên trở thành người bảo vệ tự do thương mại.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giữa 11 quốc gia, đại diện cho 13% GDP toàn cầu và 500 triệu người dân, đã có hiệu lực từ ngày 30/12 năm 2018. Một tháng sau đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA) giữa Nhật Bản và Liên minh Châu Âu cũng có hiệu lực, mở ra một khu vực tự do thương mại lớn nhất trên thế giới – đạt gần 1/3 GDP toàn cầu và 635 triệu người.

Bắt nguồn từ mối quan ngại chung về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á hiện đang tìm cách hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trước cuối năm 2019. RCEP hướng đến bao hàm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, tài sản trí tuệ và thương mại điện tử. Nhật Bản đã thúc đẩy xây dựng các quy tắc tiêu chuẩn cao trong quá trình đàm phán.

Sự lãnh đạo của Nhật Bản trong nền thương mại toàn cầu đã tạo ra một tác động không ngờ đến chiến lược FTA của Trung Quốc, cũng như quá trình cải cách kinh tế và tài chính nội địa của nước này. Trung Quốc đang thúc đẩy hoàn thành RCEP và triển khai thí điểm một số chính sách tại những khu vực tự do thương mại trong nước, hướng đến tạo ra những FTA “tiêu chuẩn cao và toàn diện”. Chính quyền trung ương Trung Quốc đang cân nhắc áp dụng các quy tắc từ hiệp định CPTPP và EPA Nhật Bản-EU vào những lĩnh vực như danh sách chọn bỏ, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia, tài sản trí tuệ, bảo vệ môi trường, và bảo vệ người lao động.

RCEP, cùng với những FTA khác, luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Tại kỳ họp Quốc hội khóa 18 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP) năm 2012, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một chính sách đẩy nhanh việc xây dựng các FTA. Năm 2015, tham vọng “tạo ra một mạng lưới FTA toàn cầu” tương ứng với khu vực Vành Đai Con Đường đã được đưa vào bản Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của nước này.

Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là Barack Obama đã tuyên bố Mỹ sẽ tham gia vào TPP, nhấn mạnh rằng: “Chúng ta không thể để những quốc gia như Trung Quốc viết lại quy tắc của nền kinh tế toàn cầu”. Các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc từng nhận định rằng hiệp định RCEP nên được lập ra để đối trọng với TPP. Trong mắt Trung Quốc, RCEP và các FTA khác là những nền tảng tốt nhất để kiềm hãm tác động tiêu cực từ TPP.

Mặc dù Mỹ rút khỏi TPP, nhưng hiện tại hiệp định CPTPP và EPA Nhật Bản-EU đã đứng lên thay thế. Vì Liên minh Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Nhật Bản cũng đứng thứ tư, nên Trung Quốc vẫn đang nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán RCEP đi tiếp. Để giữ Ấn Độ ở lại RCEP, Trung Quốc đã hứa sẽ mở cửa thị trường trong nước nhiều hơn, đổi lấy sự chấp thuận của Ấn Độ đối với việc cắt giảm thuế quan trong RCEP. Trung Quốc cũng đề xuất xây dựng một FTA ASEAN+3, như là hiệp định tiền đề cho RCEP.

Hiệp định CPTPP và EPA Nhật Bản-EU đã kích thích Trung Quốc đẩy nhanh các chương trình cải cách kinh tế và tài chính vốn đang trì trệ. Chính quyền Tập Cận Bình nhìn nhận CPTPP và EPA Nhật Bản-EU là đại diện cho những tiêu chuẩn toàn cầu tương lai. Những hiệp ước thương mại này vạch ra các quy tắc và thủ tục về xuất xứ, giúp cắt giảm các rào cản phi thuế quan và rào cản trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, và hướng đến cải thiện cơ hội tiếp cận lĩnh vực mua sắm công. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa chịu thỏa hiệp trong một số lĩnh vực như tiêu chuẩn môi trường, quản lý dữ liệu và bảo vệ tài sản trí tuệ.

Việc xây dựng các FTA “tiêu chuẩn cao và toàn diện” là một trong những ưu tiên cao nhất trong mục tiêu chính sách của Trung Quốc. Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành thí điểm 12 khu vực tự do thương mại và tuyên bố sẽ triển khai thêm 6 khu vực nữa, để đối phó với sự ra đời của CPTPP và EPA Nhật Bản-EU. Khu vực Tự do Thương mại Thượng Hải, nơi thí điểm đầu tiên, đã được thông qua từ tháng 7/2013 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9 cùng năm.

Trong khu tự do thương mại này, hầu hết các chính sách thử nghiệm được tập trung vào lĩnh vực thương mại và tài chính, hướng đến mục tiêu biến Thượng Hải thành một trung tâm tài chính và cảng tự do quốc tế. Chính phủ Trung Quốc đang dần tự do hóa lãi suất cho vay và tỷ lệ vốn sở hữu. Họ cũng thành lập Tòa án Trọng tài trong Khu vực Tự do Thương mại Thương Hải vào năm 2013. Nếu thành công, các chính sách thử nghiệm trong Khu vực Tự do Thương mại Thượng Hải sẽ được nhân rộng ra những tỉnh khác.

Tuy nhiên, không phải chính sách tự do hóa kinh tế nào của Trung Quốc cũng phát huy tác dụng. Báo cáo mới đây của chính phủ với tiêu đề “Báo cáo về Khu vực Tư do Thương mại Thử nghiệm của Trung Quốc” kết luận rằng quá trình cải cách trong lĩnh vực tài chính vẫn còn trì trệ hơn so với lĩnh vực thương mại. Các chính sách trong Khu vực Tự do Thương mại Thượng Hải nhằm đẩy nhanh tiến trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ bị cho là không nhất quán với các chính sách đang tồn tại bên ngoài khu vực.

Điều này khiến việc triển khai chính sách trở nên khó khăn. Quá trình tự do hóa tài chính cũng đòi hỏi những cải cách về mặt chính trị nhằm đảm bảo sự độc lập về quyền hạn tư pháp, xây dựng lòng tin vào ngân hàng trung ương, và nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương - tất cả những điều này là nhiệm vụ bất khả thi đối với một chính phủ đã quyết tâm không lựa chọn đường lối cải cách theo phong cách phương Tây.

Sự lãnh đạo thương mại toàn cầu của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đã mang lại những thay đổi tuy bất ngờ nhưng đầy hứa hẹn tại Trung Quốc. Hiệp định CPTPP và EPA Nhật Bản-EU có thể sẽ tiếp tục kích thích những cải cách thị trường trong nền kinh tế Trung Quốc, khi mà Trung Quốc đang thử nghiệm với các chính sách tự do hóa trong các khu vực tự do thương mại thí điểm. Tuy nhiên, dù có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Nhật Bản, Trung Quốc đang tiến gần đến điểm giới hạn, khi các chính sách tự do hóa kinh tế không còn phát huy tác dụng thực tế, do thiếu hụt những cải cách chính trị quan trọng. Vì ưu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình là loại bỏ mọi mối đe dọa chính trị có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của CCP, nên những cải cách thực sự sẽ khó có khả năng xuất hiện trong tương lai gần.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: CPTPP, Hiệp định tự do thương mại, hội nhập kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ, mở cửa thị trường, toàn cầu hóa.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371446
Go to top