Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếBan Chỉ đạo TP về HNQTTin hoạt độngHội thảo “Cam kết về lao động trong Hiệp định CPTPP và EVFTA: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp”

Hội thảo “Cam kết về lao động trong Hiệp định CPTPP và EVFTA: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp”

Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM phối hợp cùng Sở Lao động Thương binh Xã hội TP.HCM tổ chức thành công Hội thảo “Cam kết về lao động trong Hiệp định CPTPP và EVFTA: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp”

11.11.2019-09

Hình: Quang cảnh Hội thảo “Cam kết về lao động trong Hiệp định CPTPP và EVFTA: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp”

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở cửa nền kinh tế không chỉ giới hạn ở việc mang lại cơ hội tiếp cận thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa giữa các nước thông qua xóa bỏ rào cản thuế quan và phi thuế quan mà hội nhập kinh tế quốc tế còn giúp các quốc gia đạt được mục tiêu tăng trưởng phát triển bền vững, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, … đặc biệt là nâng cao tiêu chuẩn lao động nhằm cải thiện điều kiện sống và làm việc cho người lao động. Vấn đề lao động ngày càng được quan tâm nhiều trong đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do. Nhằm mục đích cập nhật thông tin cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về những cam kết lao động của Việt Nam trong hai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) phối hợp cùng Sở Lao động Thương binh Xã hội TP.HCM tổ chức Hội thảo “Cam kết về lao động trong Hiệp định CPTPP và EVFTA: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp” vào ngày 08/11/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo nhận được sự quan tâm và đăng ký tham dự của hơn 100 đại biểu là đại diện đến từ các cơ quan nhà nước, các Hiệp hội/ hội ngành hàng, các doanh nghiệp, luật sư và các chuyên gia trong lĩnh vực trên địa bàn Thành phố và các tỉnh thành phía Nam.

11.11.2019-10

Hình: Ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm Hội nhập quốc tế (CIIS) phát biểu khai mạc tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm Hội nhập quốc tế cho biết trong vòng một thập kỷ trở lại đây, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và khu vực, đặc biệt là hàng loạt FTA thế hệ mới, được ký kết ngày càng nhiều. Điều này cho thấy đây là một xu hướng quan trọng trong dòng chảy hợp tác thương mại mà nhiều quốc gia đang hướng đến. Tại Việt Nam, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng với 16 FTA đã được ký kết và thực thi. Trong đó, việc tham gia đàm phán, ký kết hai FTA thế hệ mới, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), được đánh giá là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề lao động, cả hai FTA này đều dựa trên tuyên bố 1998 của ILO. Điều này có nghĩa là việc gia nhập hai FTA nêu trên tương đương với việc Việt Nam phải thông qua và duy trì các quyền được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO trong pháp luật, thể chế của mình, bao gồm cả các quyền trong những công ước chưa được Việt Nam phê chuẩn. Trong bối cảnh này, việc chuẩn bị phê chuẩn những công ước còn lại của ILO vừa mang tính chủ động hội nhập với tiêu chuẩn chung, vừa là sức ép từ các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP và EVFTA khi hai hiệp định này có hiệu lực.

Riêng về nội dung lao động trong CPTPP, nhận thức được những thách thức phát sinh từ Hiệp định, về phương diện quốc tế, Việt Nam đã chủ động gửi văn bản chính thức tới 10 thành viên còn lại đề nghị (và đã được chấp nhận) “giãn” thời hạn áp dụng các biện pháp trả đũa hay trừng phạt khi Việt Nam vi phạm một trong số bốn quyền và nguyên tắc cơ bản trong các Công ước ILO đã nêu ở phần trên. Cụ thể, trong 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam, 10 quốc gia thành viên còn lại đồng ý không áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp, cũng như không áp dụng biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ tranh chấp nào với Việt Nam có liên hệ đến nội dung lao động. Trong vòng 5 năm, kể từ Hiệp định đi vào thực thi, 10 nước còn lại sẽ áp dụng những biệt đãi tương tự khi Việt Nam vi phạm hoặc không thực hiện nghĩa vụ về đảm bảo quyền tự do liên kết của người lao động. Đồng thời, các nước thành viên khác cũng cho phép Việt Nam có thêm thời gian 1 năm sau 5 năm kể từ khi Hiệp định đã có hiệu lực thực thi với Việt Nam trong việc rà soát lại quá trình những nội dung đã cam kết và trình báo cáo lên Hội đồng lao động (cơ quan giám sát việc thực thi nội dung liên quan đến vấn đề lao động giữa 11 quốc gia thành viên).

11.11.2019-11

Hình: Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tham gia báo cáo tại Hội thảo

Tham gia Hội thảo, Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết thêm về lộ trình triển khai những cam kết của Việt Nam về vấn đề lao động trong CPTPP cũng như Quyết định số 121/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 24/01/2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, thị trường lao động cùng các quan hệ lao động trên địa bàn diễn ra rất sôi động vì đây là một trong những nơi có mật độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Trong bối cảnh chịu tác động từ những yếu tố khách quan nêu trên, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chủ động đón đầu và tích cực triển khai các chương trình nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, đảm bảo quyền lợi cho công nhân, người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với các FTA mà Việt Nam tham gia.

Nhìn chung, nhận thức của các bên về quan hệ lao động đang dần được nâng cao; ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp từng bước được cải thiện; số vụ tranh chấp, đình công giảm đi, cụ thể: Tính trong năm 2018, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 25 vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công với tổng số người tham gia là 6.433 người (giảm 10 vụ và giảm 14.285 người so với cùng kỳ năm 2017, giảm 29 vụ và 12.323 người so với cùng kỳ năm 2016.

Tuy vậy, theo nhận định của một số cơ quan ban ngành hiện nay các thiết chế quan hệ lao động chưa phát huy được hiệu quả tốt nhất, công đoàn cơ sở chưa thật sự đảm bảo vai trò đại diện và quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp lao động, đình công còn gặp nhiều lúng túng, một số giải pháp được đề ra nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Trong khi đó, quá trình thực thi các cam kết lao động trong các FTA mà Việt Nam tham gia đang được thúc đẩy nhanh chóng, đòi hỏi các bên trong quan hệ lao động phải sẵn sàng tâm thế và chuẩn bị kỹ càng do mức độ yêu cầu cam kết trong các FTA cao và chặt chẽ.

Cùng với sự tham gia đông đảo của các sở ngành, các Hiệp hội/hội ngành hàng; đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thương mại và xuất nhập khẩu; với sự tham gia báo cáo của các chuyên gia hàng đầu về vấn đề lao động, các chuyên gia về hội nhập kinh tế quốc tế, Hội thảo đã nhận được sự quan tâm và chia sẻ ý kiến vô cùng sôi nổi và hữu ích. Để công tác truyền thông thông tin các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế được hiệu quả, Trung tâm Hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động tương tự trong thời gian tới.

Nguồn: Trung tâm CIIS

Từ khóa: cam kết lao động, mở cửa thị trường, EVFTA, CPTPP, tiêu chuẩn lao động, hội nhập quốc tế.

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371474
Go to top