Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnTRUNG TÂM HỘI NHẬP QUỐC TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI NGHỊ “PHỔ BIẾN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP)”

TRUNG TÂM HỘI NHẬP QUỐC TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI NGHỊ “PHỔ BIẾN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP)”

Với các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, đơn giản hoá thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại, Hiệp định RCEP được kỳ vọng tạo ra một khu vực thương mại tự do mới có quy mô lớn nhất thế giới, thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và các đối tác. Để hỗ trợ doanh nghiệp KCX – KCN Thành phố kịp thời cập nhật các thông tin về Hiệp định RCEP, các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và những thách thức khi Hiệp định thực thi, Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) phối hợp cùng Ban quản lý Các Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM (HEPZA) tổ chức Hội nghị “Phổ biến Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)”vào ngày 24 tháng 03 năm 2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Dưới sự hỗ trợ từ nhiều cơ quan đơn vị như Sở ban ngành, Hiệp hội/ Hội ngành hàng, hội nghị đã nhận được sự quan tâm và đăng ký tham dự của hơn 150 đại biểu là đại diện đến từ các cơ quan nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chuyên gia cũng như các cơ quan truyền thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh/thành phố khu vực phía Nam.

hoinghi3103

Hình: Quanh cảnh tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ông Đào Xuân Đức, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Các KCX và Công nghiệp TP.HCM (HEPZA) cho rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thì việc Hiệp định RCEP được ký kết vào ngày 15/11/2020 giữa ASEAN với Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc được coi là động lực tăng trưởng mới cho thương mại quốc tế. Với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đơn giản hoá thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại, Hiệp định RCEP được kỳ vọng tạo ra một khu vực thương mại có quy mô lớn nhất thế giới, thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu. Từ đó, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và các đối tác.

hoinghi310301

Hình: Ông Đào Xuân Đức, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Các KCX và CNTP.HCM (HEPZA) phát biểu khai mạc tại hội nghị

Đến tham dự và phát biểu chào mừng tại hội nghị, Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM. Theo ông, RCEP là một Hiệp định vô cùng quan trọng, tạo nên một thị trường lớn cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương đang đứng trước những kịch bản trái chiều về hợp tác thương mại và đầu tư, Hiệp định RCEP được ký kết cho thấy các quốc gia thành viên đều hướng tới cam kết tự do hóa sâu rộng hơn về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, hướng tới mục tiêu hợp tác để phát triển công bằng hơn. Khuôn khổ hợp tác mới của RCEP sẽ góp phần đẩy mạnh tiến trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, từ đó giúp đưa ASEAN trở thành đối tác năng động, mạnh mẽ.

Tuy nhiên, cũng giống như với các FTA khác, để khai thác triệt để lợi ích do Hiệp định RCEP mang lại, việc đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam cần làm là nghiên cứu kỹ cam kết của Hiệp định, nhất là các cam kết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình nhằm nắm bắt và tận dụng cơ hội mà RCEP mang lại.

hoinghi310302

Hình: Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM phát biểu chào mừng tại hội nghị

Tham dự Hội nghị, Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hơp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phân tích: Hiệp định RCEP là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, và cũng là FTA tham vọng nhất từ trước đến nay. Ước tính trong vòng 3 năm tới, cả khu vực RCEP sẽ có khoảng 150 triệu người có thu nhập trung bình cao. Nhóm người này có khả năng hình thành các xu hướng tiêu dùng mới khác với thế hệ trước, trong đó tập trung nhiều vào các thiết bị công nghệ thông minh, sản phẩm có chất lượng cao. Chính vì vậy, khi Hiệp định RCEP được thực thi, có thể thúc đẩy xuất khẩu và thu nhập quốc gia cho các thành viên. Đồng thời cũng gia tăng đầu vào có chất lượng cho tiêu dùng và sản xuất, xuất khẩu, thúc đẩy các thành viên tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị. Tuy nhiên, Hiệp định RCEP cũng kéo theo một số thách thức về thương mại như khả năng tăng nhập siêu. Theo đó, Việt Nam đang nhập siêu từ nhiều quốc gia thành viên RCEP, trước đây chỉ là trong khu vực ASEAN, Trung Quốc, thời gian gần đây nhập siêu với cả Australia, New Zealand, Nhật Bản… Điều này dẫn đến nguy cơ rủi ro đối mặt với các vụ kiện phòng vệ khi không kiểm soát đúng mức nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất, xuất khẩu sang các thị trường ngoài khu vực.

hoinghi310303

Hình: Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hơp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Tiếp nối phần trình bày của Ông Nguyễn Anh Dương tại hội nghị, Ông Trần Ngọc Bình - Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương đã thông tin: tất cả thành viên RCEP đều đã có hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với Việt Nam, do đó RCEP không có vai trò mở rộng thị trường xuất khẩu như một số FTA khác. Tuy nhiên, Hiệp định RCEP lại mang lại lợi ích cho nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhất là dệt may và nông thủy sản khi xuất khẩu đến một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, … nhờ quy tắc xuất xứ được nới lỏng. Cụ thể, với hàng dệt may, trong khi các hiệp định thương mại tự do trước đó giữa Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA), ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) đều yêu cầu quy tắc xuất xứ hai công đoạn. Nghĩa là vải phải được sản xuất trong khu vực ASEAN hoặc Nhật Bản mới được ưu đãi thuế quan. Với Hiệp định RCEP, Việt Nam có thể nhập vải bất cứ đâu, chỉ cần cắt may tại Việt Nam (chuyển đổi chương sản phẩm) là có thể được hưởng ưu đãi thuế khi xuất vào Nhật Bản. Tương tự, với hàng thủy sản, các hiệp định trước đây đều yêu cầu xuất xứ thuần túy tại Việt Nam, nhưng Hiệp định RCEP cho phép nhập khẩu con giống, nuôi trồng tại Việt Nam và xuất khẩu mà vẫn được hưởng ưu đãi.

hoinghi310304

Hình: Ông Trần Ngọc Bình - Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương

Tại phiên thảo luận và hỏi đáp, các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ngày càng có nhiều lựa chọn thị trường xuất khẩu hơn, mỗi thị trường cũng có nhiều cơ sở ưu đãi. Nhưng, không có một thị trường nào hay một hiệp định nào chỉ mang lại lợi ích tuyệt đối mà không đi kèm điều kiện, thách thức. Do đó, tùy vào điều kiện sản xuất và chiến lược thị trường, doanh nghiệp có thể nghiên cứu, so sánh và lựa chọn tận dụng hiệp định nào cho phù hợp và có lợi nhất. Theo quy luật phát triển chung, không còn thị trường nào là dễ tính, sẵn sàng chấp nhận hàng hóa kém chất lượng, không đáp ứng các tiêu chuẩn chung. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và thường xuyên cập nhật các xu hướng về biện pháp phi thuế quan để khai thác hiệu quả nhất những ưu đãi mà từ các FTA.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp./.

Nguồn: CIIS

Từ khoá: CIIS; HEPZA; Hội nghị; RCEP; FTA; doanh nghiệp; cơ hội; thách thức; hội nhập quốc tế; phòng vệ; Covid -19.

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386805
Go to top