Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnTRUNG TÂM HỘI NHẬP QUỐC TẾ TP HỒ CHÍ MINH (CIIS) TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO “HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP): HÀM Ý CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH MỚI”

TRUNG TÂM HỘI NHẬP QUỐC TẾ TP HỒ CHÍ MINH (CIIS) TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO “HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP): HÀM Ý CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH MỚI”

Trước tác động tiêu cực của đại dịch đối COVID-19 với nền kinh tế, việc ký kết Hiệp định RCEP thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của các nước thành viên trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế, phát triển toàn diện, tạo việc làm và tăng cường chuỗi cung ứng khu vực. Sự kiện này mang nhiều ý nghĩa tích cực, hứa hẹn tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới; đồng thời gửi tới toàn thế giới thông điệp tích cực về sự ủng hộ hệ thống thương mại đa phương. Nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật thông tin về Hiệp định RCEP, phân tích những cơ hội và thách thức khi Hiệp định thực thi, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Hội thảo “Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP): Hàm ý chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới” vào ngày 25 tháng 3 năm 2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Dưới sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị như Sở ban ngành, Hiệp hội/Hội ngành hàng, sự bảo trợ truyền thông của tạp chí Vietnam Shipping Gazette, Hội thảo đã thu hút gần 200 đại biểu đến tham dự trực tiếp và hàng ngàn lượt quan tâm theo dõi của các đại biểu tham trực tuyến đến từ các cơ quan nhà nước, Hiệp hội Doanh nghiệp, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chuyên gia cũng như các cơ quan truyền thông trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Huỳnh Minh Vũ – Phó Giám đốc Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố cho biết: Hiệp định RCEP là hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất hiện nay mà Việt Nam tham gia. Hiệp định RCEP khi đi vào thực thi sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. Hiệp định hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

3103 tap huan

Hình: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM phát biểu khai mạc tại hội thảo

Ông Châu Việt Bắc – Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam nhận định, Hiệp định RCEP tạo ra môi trường thông thoáng hơn so với các FTA mà Việt Nam đã tham gia, mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức dành cho doanh nghiệp; đặc biệt là các thách thức liên quan đến vấn đề pháp lý. Điều này đặt ra yêu cầu về việc doanh nghiệp cần lưu ý xây dựng hợp đồng thương mại một cách cụ thể, chặt chẽ trong quá trình giao dịch, mua bán hàng hóa.

Mở đầu hội thảo với nội dung “RCEP: Hàm ý chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam”, Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp,Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã cho các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về diễn biến kinh tế thế giới trong thời gian qua dưới tác động của đại dịch COVID-19; đồng thời phân tích, so sánh giữa Hiệp định RCEP với các FTA khác của Việt Nam nhằm chỉ ra những điểm khác biệt và thuận lợi hơn trong Hiệp định RCEP. Ông Dương nhận định: với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại, Hiệp định RCEP dự kiến sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, thuận lợi; Hiệp định RCEP cũng sẽ kéo theo những thách thức về nhập siêu, mức độ tự chủ trong chuỗi cung ứng và khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia thành viên. Thông qua các đánh giá khách quan, ông Dương đã làm rõ lợi thế và rủi ro của Hiệp định này giúp doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược phù hợp khi khai thác Hiệp định. Ngoài ra, trong bối cảnh mới, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh và cần tìm hiểu kỹ các quy định thị trường để kịp thời thay đổi và tận dụng hiệu quả các lợi ích mà các FTA mang lại.

Liên quan đến nội dung quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP, Ông Trần Ngọc Bình - Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP Hồ Chí Minh, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: tất cả thành viên RCEP đều đã có hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với Việt Nam, do đó RCEP không có vai trò mở rộng thị trường xuất khẩu như một số FTA khác. Tuy nhiên, Hiệp định RCEP lại mang đến lợi ích cho nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhất là dệt may và nông thủy sản khi xuất khẩu đến một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc… nhờ quy tắc xuất xứ được nới lỏng. Bên cạnh đó, ông Bình cũng phân tích, làm rõ những điểm mới khác biệt của Hiệp định RCEP so với các FTA Việt Nam đang thực thi và đưa ra các ví dụ về thực hiện quy tắc xuất xứ với một số mặt hàng Việt Nam có lợi thế khi xuất qua các quốc gia thành viên. Theo ông Bình, các quy định về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP có một số điểm mới nhưng lại không quá khó cho doanh nghiệp khi thực thi, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam, góp phần giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực.

3103 tap huan 2

Hình: Ông Trần Ngọc Bình - Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP Hồ Chí Minh, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương báo cáo tại hội thảo

Tham gia báo cáo tại hội thảo, Luật sư Bùi Văn Thành - Trưởng Văn phòng Luật Mặt Trời Mới, Thành viên Hội đồng khoa học Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đã có phần trình bày liên quan đến các điểm pháp lý nổi bật, giải quyết tranh chấp trong Hiệp định RCEP. Ông khẳng định: việc ký kết RCEP là bước đệm tốt cho Việt Nam, tuy vậy để phát huy được ưu điểm của RCEP, doanh nghiệp cần phải để tâm hơn đến các điều khoản để nhận diện rõ và tránh được một số rủi ro. Ông Thành đã cập nhật, chia sẻ tới doanh nghiệp những thông tin chi tiết về cơ chế giải quyết tranh chấp quy định tại Chương 19 của Hiệp định RCEP; qua đó mô tả khái quát quy trình giải quyết tranh chấp để doanh nghiệp có hình dung rõ hơn về cơ chế xử lý khi có mâu thuẫn phát sinh ngoài ý muốn. Ngoài ra, trong bối cảnh Hiệp định RCEP sẽ sớm đi vào thực thi, ông cũng đưa ra các phân tích và khuyến nghị về các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình giao dịch của doanh nghiệp như tranh chấp về xuất xứ hàng hóa, hợp đồng mua bán, sở hữu trí tuệ…

Trong phiên thảo luận của Hội thảo, sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, xuất nhập khẩu, pháp lý đã giúp tháo gỡ những vướng mắc, tình huống thực tế mà doanh nghiệp hay gặp phải khi có nhu cầu tìm hiểu và xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia thành viên. Ngoài ra các chuyên gia còn giúp doanh nghiệp xác định những cơ hội và thách thức còn tồn tại trước ngưỡng cửa hội nhập mà Hiệp định RCEP cũng như các FTA khác mang lại; từ đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội, giảm thiểu thách thức, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường nước ngoài trong bối cảnh mới. Các doanh nghiệp tham dự đánh giá cao những thông tin và kiến thức thực tiễn mà Hội thảo mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp./.

Nguồn: CIIS

Từ khoá: CIIS; VIAC; hội thảo;Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Hiệp định RCEP; hội nhập quốc tế; ASEAN; FTA.

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386615
Go to top