Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnTân tổng giám đốc của WTO sẽ phải đối diện nhiều thử thách

Tân tổng giám đốc của WTO sẽ phải đối diện nhiều thử thách

210218 CO21030 Finally a Director General

Việc tiến sĩ Ngozi Okonjo-Iweala được bầu làm tổng giám đốc mới của WTO đã được xác nhận sau khi Tổng thống Biden dỡ bỏ rào cản do chính quyền Trump trước đây đặt ra. Nhưng bà Okonjo-Iweala sẽ phải đối mặt với những thách thức khó khăn nhất kể từ khi cơ quan này được thành lập.

VÀO NGÀY 5 THÁNG 2 NĂM 2021, Tổng thống Joe Biden đã dỡ bỏ phản đối của chính quyền Trump đối với việc bổ nhiệm Tiến sĩ Ngozi Okonjo-Iweala làm tổng giám đốc mới của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trước đó vào tháng 11 năm 2020, sau một quá trình tìm kiếm và lựa chọn kéo dài, bà Okonjo-Iweala đã được bầu làm Tổng giám đốc WTO, nhưng chính quyền Trump từ chối xác nhận kết quả vào phút cuối, với lập luận rằng bà Okonjo-Iweala không có đủ kinh nghiệm. Việc lựa chọn một nhà lãnh đạo mới cần có sự đồng thuận của tất cả các thành viên WTO.

Sinh năm 1954 tại Nigeria, Okonjo-Iweala theo học tại Đại học Harvard và lấy bằng Tiến sĩ tại Học viện Công nghệ Massachusetts. Bà từng làm việc tại Ngân hàng Thế giới trong 25 năm, vươn lên giữ vị trí giám đốc điều hành, một chức vụ chỉ đứng sau chức chủ tịch. Bà đã hai lần làm bộ trưởng tài chính của Nigeria và có thời gian ngắn giữ chức ngoại trưởng. Okonjo-Iweala cũng nằm trong hội đồng quản trị của Twitter, Ngân hàng Standard Chartered và Liên minh Toàn cầu về Vắc-xin và Tiêm chủng (GAVI).

Thử thách chất chồng ở phía trước

Là nền tảng của hệ thống thương mại toàn cầu đa phương dựa trên các quy tắc, WTO hiện có 164 thành viên, chiếm 98% thương mại toàn cầu. Được ủy thác nhiệm vụ giúp cho hoạt động thương mại của thế giới diễn ra tự do và không phân biệt, tổ chức này lại thiếu đi đầu tàu vào thời điểm hỗn loạn nhất của nền kinh tế toàn cầu vì cựu Tổng giám đốc người Brazil ông Roberto Azevedo đã từ chức trước hạn vào tháng 8 năm 2020.

Việc chính quyền Biden ủng hộ chủ nghĩa đa phương đã chấm dứt tình trạng bất ổn do cách tiếp cận thù địch hướng tới các thể chế đa phương của chính quyền Hoa Kỳ trước đây. Một WTO hoạt động hiệu quả sẽ giúp ích cho ASEAN trong quá trình hồi phục sau đại dịch.

Tuy nhiên, những thách thức mà Okonjo-Iweala phải đối mặt rất đa dạng: Bên cạnh việc đối phó với các động thái bảo hộ trong đại dịch, WTO còn phải đối phó với những thách thức cơ bản liên quan đến nhiệm vụ của mình, cũng như những thách thức mới nổi bắt nguồn từ sự thay đổi công nghệ và căng thẳng địa chính trị.

Việc WTO gần như tê liệt trong quá trình ra quyết định đã khiến các nhóm khu vực như ASEAN xây dựng các hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn, chẳng hạn như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Phân phối vắc xin

Thách thức trước mắt mà tân Tổng giám đốc cần đối mặt là việc phân phố-vắc xin. Các nền kinh tế phát triển đã áp dụng cách tiếp cận ưu tiên bản thân, bằng cách sử dụng các thỏa thuận mua trước vắc xin và lệnh cấm xuất khẩu để có thể trì hoãn vô thời hạn việc các nước đang phát triển tiếp cận vắc xin, dẫn đến kéo dài đại dịch, tiếp diễn tình trạng đóng cửa biên giới, nguy cơ xuất hiện thêm biến chủng và suy giảm kinh tế.

Trong khi đó, chi phí tiêm chủng toàn cầu là tối thiểu. WTO cần xem xét lĩnh vực tranh chấp đang nổi lên này. Tuy nhiên, quyền lực hiện có của tổ chức là rất yếu ớt và không có các quy tắc rõ ràng để quản lý chuỗi cung ứng thuốc, vắc xin và thiết bị y tế.

Các nước đang phát triển, dẫn đầu là Nam Phi và Ấn Độ, đã xin miễn áp dụng quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến vắc-xin Covid-19 để cho phép các nước này tự sản xuất vắc-xin. Tuy nhiên, trước sức ép của các công ty dược phẩm, các nước phát triển cho đến nay vẫn chưa đồng ý với đề nghị trên. Hầu hết các nền kinh tế đang phát triển vẫn chưa đảm bảo được các hợp đồng cung cấp vắc xin và vẫn đang phụ thuộc vào chương trình COVAX do GAVI dẫn đầu.

Các vấn đề bên trong WTO

WTO được thành lập vào năm 1995 với tư cách là tổ chức kế thừa GATT nhằm phục vụ ba chức năng chính: 1. Cung cấp một diễn đàn đàm phán để tự do hóa thương mại và xây dựng các quy tắc thương mại mới để thích ứng với sự thay đổi cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu; 2. giám sát các quy tắc thương mại này; và 3. đưa ra khuôn khổ giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên. Kể từ giữa những năm 90, ba chức năng này đã bộc lộ nhu cấp bách cần phải được cải cách.

1. Chức năng đàm phán

Bất chấp những thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu, WTO đã không sửa đổi các quy tắc thương mại để thích ứng với các vấn đề gây tranh cãi bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, trợ cấp, nền kinh tế phi thị trường và giải quyết các mối quan tâm xoay quanh quyền lao động và môi trường. Các thành viên của WTO vẫn chưa xây dựng được các quy tắc về thương mại kỹ thuật số và sử dụng công nghệ mới.

2 Chức năng giám sát

Đại dịch COVID-19 đã củng cố thêm cho xu hướng hiện có liên quan đến việc các nước không thông báo khi áp đặt các hàng rào thuế quan lẫn phi thuế quan, trong khi việc thông báo là rất cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và dễ dự đoán của các quy tắc thương mại. Điều này đã gây ra tình trạng mất lòng tin lẫn nhau và leo thang tranh chấp.

3 Hệ thống giải quyết tranh chấp

Thất bại dễ thấy nhất của WTO là cơ chế giải quyết tranh chấp gần như sụp đổ. Một số nước phát triển, dẫn đầu là Hoa Kỳ, cho rằng cơ quan phúc thẩm của WTO đã vượt quá thẩm quyền, tự lập ra quy tắc mà không thông qua các nước thành viên, và áp dụng các nguyên tắc một cách không phù hợp cho các nền kinh tế phi thị trường.

Kể từ tháng 12 năm 2019, Hoa Kỳ đã từ chối bổ nhiệm thẩm phán cho cơ quan phúc thẩm, ngăn cản cơ quan này có đủ số đại biểu tối thiểu để hoạt động. Đồng tình với quan điểm này, bà Okonjo-Iweala đã xác định cải cách quy trình giải quyết tranh chấp là một trong những ưu tiên chính của bà.

Trong thời gian tới

Thông qua hệ thống thương mại đa phương được thể hiện trong GATT và nay là WTO, thương mại quốc tế đã trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy việc làm, năng suất, đổi mới, tăng trưởng và phát triển trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, với sự phát triển của Internet, thương mại điện tử, dịch vụ hóa lĩnh vực sản xuất, bất bình đẳng ngày càng tăng và căng thẳng địa chính trị leo thang, WTO đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình.

Những cải cách cấp thiết là: xây dựng rõ ràng các điều kiện để xác định nền kinh tế ‘đang phát triển’ hay ‘đã phát triển’; khôi phục tính minh bạch; và tin tưởng vào các hành động của thành viên và thiết lập các quy tắc rõ ràng về cách đối phó với các hành vi phi kinh tế thị trường. Cho đến khi các cuộc đàm phán đa phương tại WTO đạt được tiến bộ, các thành viên ủng hộ thương mại, chẳng hạn như ASEAN, sẽ tìm thấy sự hỗ trợ trong cách tiếp cận đa biên, thể hiện trong việc thành lập RCEP.

Tân tổng giám đốc của WTO DG đối mặt với một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, trong bối cảnh đại dịch đang làm gia tăng sự chia rẽ và căng thẳng hiện có trong hệ thống thương mại quốc tế. Những cải cách toàn diện và những sáng kiến ​​táo bạo tại WTO là con đường tốt nhất để hướng tới một cơ chế mở, bao trùm và bền vững cho thương mại toàn cầu.

Nguồn: RSIS

Từ khóa: thương mại đa phương, thách thức nghiêm trọng, kinh tế thị trường, tiếp cận đa biên, RCEP

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387422
Go to top