Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOĐiều gì đang bị đe dọa các cuộc đàm phán của WTO về trợ cấp thủy sản?

Điều gì đang bị đe dọa các cuộc đàm phán của WTO về trợ cấp thủy sản?

wto thủy sản

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ chủ trì các cuộc đàm phán trong tuần này nhằm tìm kiếm thỏa thuận về giới hạn cho các khoản trợ cấp thủy sản. Các khoản trợ cấp này được cho là góp phần gây ra tình trạng đánh bắt quá mức tại các vùng biển và đại dương trên thế giới.

Triển vọng thành công có vẻ mờ mịt. Các đại biểu của WTO đã đàm phán về vấn đề này trong 20 năm qua và mới chỉ thống nhất được định nghĩa về "đánh bắt cá" vào tháng 12 năm ngoái.

Tổng Giám đốc mới của WTO Ngozi Okonjo-Iweala đã nói rằng thỏa thuận là ưu tiên hàng đầu nhưng bà cũng bày tỏ nghi ngờ về một quyết định vào tháng Bảy.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, tỷ lệ trữ lượng cá ở mức bền vững về mặt sinh học đã giảm từ năm 1990 đến năm 2017, cụ thể là từ 90% xuống dưới 66%. Tại một số khu vực như Địa Trung Hải, tỷ lệ trữ lượng này còn thấp hơn nhiều.

Các nhà bảo vệ môi trường nói rằng việc loại bỏ các khoản trợ cấp gây hại là điều quan trọng nhất mà các chính phủ có thể làm để giúp làm đảo ngược sự suy giảm.

Các đại biểu của WTO tại Geneva đang đàm phán để cố gắng đạt được một thỏa thuận trước cuộc họp trực tuyến của các bộ trưởng vào ngày 15/7.

Tuy nhiên, các nhà đàm phán đã bỏ lỡ hạn chót hồi năm 2020 do Liên hợp quốc ấn định. Một quan chức thương mại Hoa Kỳ hôm thứ Sáu cho biết thỏa thuận là "trong tầm tay" nhưng cần phải có sự cải thiện.

Vấn đề chính là gì?

Các chính phủ đã trợ cấp cho các đội tàu trong nhiều thế kỷ vì những lý do khác nhau, từ an ninh lương thực, niềm tự hào quốc gia, cho đến các áp lực từ các hành lang công nghiệp.

Sản lượng khai thác biển toàn cầu tiếp tục tăng sau Thế chiến thứ hai, đạt đỉnh 86 triệu tấn vào năm 1996 và duy trì ở mức này kể từ đó.

Nếu không có sự can thiệp của chính phủ, một số ngư dân sẽ phải phá sản vì sản lượng khai thác giảm. Nhưng nhờ các khoản trợ cấp, ngư dân có thể cắt giảm các chi phí hoạt động, chẳng hạn như chi phí nhiên liệu, từ đó, có thể tiếp tục công việc đánh bắt.

Việc này đang tạo ra hiện tượng mà nhà sinh vật học thủy sản Daniel Pauly tại Đại học British Colombia mô tả là một "cuộc chạy đua xuống đáy", với việc các quốc gia đã cạn kiệt nguồn dự trữ cá trong vùng biển của họ và phải đi xa hơn để tranh giành những trữ lượng cá còn lại.

Quỹ từ thiện Pew ước tính rằng một thỏa thuận đầy tham vọng tại WTO có thể làm tăng khối lượng cá toàn cầu lên 12,5% vào năm 2050,dựa trên một mô hình đã được chia sẻ với các nhà đàm phán.

Tuy nhiên một dự thảo gần đây hơn cho thấy mức tăng khá khiêm tốn, ít hơn 2%.

Khủng hoảng trầm trọng nhất nằm ở đâu?

Trong số các nước thua thiệt nhiều nhất có các nước đang phát triển như Senegal, nơi mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào đánh bắt cá nhưng lại không có nguồn lực để phát triển các đội tàu công nghiệp lớn đủ sức cạnh tranh với những tàu đánh cá nước ngoài đi vào vùng biển của họ.

Điều này có thể tước đi sinh kế và nguồn cung cấp lương thực quan trọng của người dân địa phương. Hiện tại, sự sụt giảm nguồn cung cá săn mồi bao gồm cá mòi trắng đã buộc họ phải chuyển sang đánh bắt cá mòi nhỏ hơn.

Tác động môi trường của các khoản trợ cấp cũng đang được nhận thấy tại các vùng biển bên ngoài lãnh hải của các quốc gia.

Theo Ủy ban cá ngừ Ấn Độ Dương, một số nhà hoạt động chỉ ra ví dụ tại Ấn Độ Dương, nơi 94% trữ lượng cá ngừ vây vàng bị đánh bắt quá mức và đội tàu lớn nhất là đến từ EU.

Cũng có những lo ngại rằng hàng trăm các lưỡi câu mực của Trung Quốc tại các điểm đánh bắt gần quần đảo Galapagos mỗi năm sẽ làm cạn kiệt nguồn dự trữ và cướp đi con mồi của các loài khác như cá ngừ, hải cẩu lông và cá mập đầu búa.

Những nước trợ cấp nhiều nhất?

Trợ cấp toàn cầu cho nghề cá ước tính khoảng 35,4 tỷ USD, theo một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Chính sách hàng hải.

Năm nước trợ cấp hàng đầu là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản trợ cấp đều bị coi là "có hại" và một số khoản trợ cấp sẽ không được quy định trong bất kỳ hiệp định nào của WTO.

Nếu không có trợ cấp, nhiều hoạt động đánh bắt cá trên biển sẽ không mang lại lợi nhuận, bao gồm cả việc đánh bắt cá dưới đáy biển sâu – một hoạt động gây nguy hại, theo một bài báo trong Tạp chí Tiến bộ Khoa học vào năm 2018.

Khả năng đạt được thỏa thuận tại WTO?

Các quốc gia đã không thể đạt được thỏa thuận trước đây. Các cuộc đàm phán đã kết thúc trong bất hòa tại cuộc họp các bộ trưởng của WTO lần cuối cùng tại Buenos Aires vào năm 2017. Nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng việc ra về tay trắng sẽ là một đòn giáng mạnh vào WTO – tổ chức vốn đã không đạt được một thỏa thuận đa phương nào trong nhiều năm.

Trong lần đàm phán này do Đại sứ Santiago Wills của Colombia phụ trách, có 05 bản nháp của dự thảo của hiệp định đã được đưa ra.

Tuy nhiên, có một dấu hiệu cho thấy vẫn còn nhiều điều chưa đạt được đồng thuận. Bản dự thảo mới nhất được công bố vào tuần trước vẫn có 84 cặp dấu ngoặc vuông, cho thấy các phần của dự thảo vẫn chưa được thống nhất.

Các nhà đàm phán cho biết vấn đề nổi cộm nhất là quy mô miễn trừ dành cho các nước đang phát triển, trong đó có Ấn Độ đang thúc đẩy các khoản cắt giảm lớn.

Bắc Kinh tiếp tục phản đối điều khoản về vùng biển mà nhiều đại biểu cho là có vấn đề. Một số nước cũng cho rằng các đề xuất, chẳng hạn như đề xuất của Washington về vấn đề lao động cưỡng bức vào tháng 5 vừa qua, là vô ích vì khó có thể được tất cả 164 thành viên đồng ý.

Nhiều nhà đàm phán cho rằng cuộc họp vào tháng 7 với hình thức trực tuyến do ảnh hưởng đại dịch Covid là một điều bất lợi.

Nguồn: Reuters

Từ khóa: WTO, trợ cấp thủy sản

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370337
Go to top