Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Trung Quốc thúc đẩy 'thực thi sớm' RCEP trong tháng 1 năm 2021

tq thuc rcep 26.3.21

Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn hôm qua cho biết Trung Quốc đang khuyến khích sớm triển khai Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), và các thành viên của hiệp định thương mại này cũng đã đặt mục tiêu đưa hiệp định này đi vào hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Trung Quốc bắt đầu vận động sự ủng hộ dành cho cho thỏa thuận này từ năm 2012, trong một nỗ lực được xem là nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2017, RCEP trở nên có lợi thế, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - hiệp định đối trọng của RCEP .

Vào tháng 11/2020, 15 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã ký kết RCEP, hình thành khối thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/3 dân số toàn cầu và khoảng 30% GDP toàn cầu.

“Trung Quốc đã đi đầu trong việc phê chuẩn RCEP, nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn và sự ủng hộ tuyệt đối từ chính phủ Trung Quốc để sớm thực thi thỏa thuận này,” Wang nói.

“[Hiệp định] sẽ mang lại cơ hội cho đầu tư nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc, hiệp định cũng sẽ giúp Trung Quốc tiệm cận với các quy tắc kinh tế và thương mại hiện đại của quốc tế, đẩy nhanh công cuộc cải cách thể chế.”

RCEP phải được ít nhất 5 quốc gia ASEAN và 3 quốc gia ngoài ASEAN phê chuẩn trước khi có hiệu lực.

Tất cả các thành viên của RCEP đang có kế hoạch phê chuẩn hiệp định trước cuối năm nay.

Một quan chức của Bộ Thương mại Trung Quốc ông Yu Benlin cho biết, Bộ này và các cơ quan liên quan khác đã sắp xếp lại tổng cộng 701 nghĩa vụ bắt buộc mà Trung Quốc phải thực hiện theo RCEP, đồng thời nói thêm rằng nước này đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho việc thực hiện 613 nghĩa vụ, chiếm 87% tổng số nghĩa vụ.

Yu cũng cho biết thêm, công tác chuẩn bị cho các nghĩa vụ còn lại sẽ được hoàn thành trước khi RCEP được thực thi và Trung Quốc có thể sẽ hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ của mình khi thỏa thuận có hiệu lực.

Các nghĩa vụ bao gồm nhượng bộ thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan, chuẩn bị kỹ thuật cho quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn sản phẩm, các biện pháp tự do hóa thương mại dịch vụ, cam kết về danh mục cấm đầu tư, cam kết bảo hộ toàn diện quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp hành chính và tuân thủ thủ tục.

“Đối với Trung Quốc, việc tham gia RCEP và làm cho RCEP có hiệu lực càng sớm càng tốt sẽ mở rộng hơn nữa nền kinh tế Trung Quốc ra thế giới bên ngoài và cho phép các công ty Trung Quốc thích nghi hơn với sự cạnh tranh trên thị trường rộng lớn hơn. Đây là tất cả những lý do tốt đẹp thôi thúc Trung Quốc tham gia các hiệp định thương mại tự do ở cấp độ cao hơn, ”ông Wang nói thêm.

“Việc RCEP có hiệu lực rất có lợi cho sự phát triển của chuỗi công nghiệp khu vực và có lợi cho phản ứng của khu vực trước những cú sốc có thể xảy ra từ bên ngoài đối với chuỗi công nghiệp”.

Tuần trước, Nhật Bản cho biết thỏa thuận thương mại RCEP có thể thúc đẩy nền kinh tế nước này tăng 2,7% khi được thực thi đầy đủ.

Theo ước tính, RCEP cũng sẽ làm tăng GDP của Nhật Bản, hiện đang ở mức 138 tỷ USD năm 2019 và tạo ra thêm 570,000 việc làm.

Trong năm 2017, chính phủ Nhật Bản ước tính một FTA với liên minh châu Âu sẽ giúp GDP của Nhật Bản tăng thêm 1% và thỏa thuận CPTPP cũng sẽ giúp tăng GDP Nhật Bản tăng thêm 1.5%.

Nguồn: SCMP

Từ khóa: Trung Quốc, thúc đẩy thực thi, hiệp định RCEP

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370942
Go to top