Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Hạn chế của RCEP

3PM MON 07122020 AN

Tháng trước, 15 quốc gia châu Á Thái Bình Dương đã ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây là thành tựu kinh tế đáng kể nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, RCEP – hoặc cả châu Á cũng không thể một mình cứu vãn được hệ thống kinh tế đa phương đang trong tình trạng ốm yếu. Có thể nói, RCEP chính là lời đáp trả đanh thép đối với chủ nghĩa bảo hộ - xu thế đang thịnh hành trong những năm gần đây.

Hội nhập kinh tế là một thách thức tại châu Á – Thái Bình Dương, nguyên do là bởi các nước trong khu vực có trình độ phát triển đa dạng, khác biệt về văn hóa, thể chế chính trị, cùng hàng loạt tranh chấp về lãnh thổ âm ỉ nhiêu năm nay. Tuy nhiên, trước viễn cảnh suy giảm kinh tế do dịch COVID-19, các bên đã nỗ lực hoàn thành ký kết hiệp định RCEP sau 8 năm đàm phán.

RCEP sẽ tạo ra một khối liên kết kinh tế to lớn. Các thành viên tham gia gồm Trung Quốc và Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 2, thứ 3 thế giới – cùng với Hàn Quốc, Úc, New Zealand cũng như 10 quốc gia Đông Nam Á. RCEP chiếm 30% tổng sản phảm nội địa toàn cầu, và đóng vai trò là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó, hiệp định còn là bước tiến lớn trên phương diện hội nhập kinh tế. 15 nước đã đồng thuận xóa bỏ thuế quan, đồng bộ hóa các quy tắc thương mại đồng thời thống nhất sử dụng những tiêu chuẩn chung về quy tắc xuất xứ. Thỏa thuận này còn bao gồm điều khoản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, dịch vụ tài chính và thương mại điện tử.

Tuy nhiên, RCEP vẫn có những hạn chế

Thỏa thuận đã nêu thiếu những quy định về bảo vệ môi trường và người lao động. Bên cạnh đó, quy mô cắt giảm thuế quan cũng không lớn như một hiệp định khác cũng thuộc châu Á – Thái Bình Dương là Thỏa thuận Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – với sự tham gia của 7 nước thành viên RCEP. Kết quả là, RCEP sẽ không tác động lớn hoạt động kinh tế của những quốc gia tham gia.

Tầm quan trọng của RCEP nằm ở việc nó có sự tham gia của Trung Quốc. Đây là hiệp định thương mại đa phương đầu tiên nước này là thành viên. Ngoài ra, với tư cách là thị trường tiêu thụ lớn, đất nước đông dân nhất thế giới đóng vai trò trọng yếu trong hoạt động của các chuỗi giá trị khu vực, qua đó tăng cường lợi ích kinh tế cho tất cả thành viên hiệp định.

Đáng tiếc là, Ấn Độ, một nền kinh tế lớn thuộc Á châu đã từ chối tham gia do lo ngại về thâm hụt thương hại gia tăng với Trung Quốc và những nguy cơ tác động đến nền công nghiệp nội địa yếu kém. Sự gia nhập của quốc gia đông dân thứ hai thế giới với tư cách là nền kinh tế số 3 châu Á đồng thời giữ vai trò trọng yếu trong chuỗi cung ứng dịch vụ, sẽ giúp nâng cao lợi ích cho 15 quốc gia thành viên.                   

RCEP vẫn để mở cơ hội “cho Ấn Độ tái gia nhập từ thời điểm thỏa thuận có hiệu lực”. Ngoài ra, các nước còn đồng ý thiết lập các điều kiện hấp dẫn nhằm lôi kéo sự tham gia trở lại của đất nước đông dân thứ hai toàn cầu.

Có hay không có Ấn Độ, RCEP cũng không thể giúp hồi sinh cơ chế đa phương. Ngược lại, mặc dù với mục đích thúc đẩy thương mại không rào cản, sự phát triển của các thiết chế thương mại khu vưc có thể gây suy yếu hệ thống giao thương đa phương, lý do là bởi những thiết chế này chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham gia.

Đối với các nền kinh tế châu Á – vốn dựa vào thị trường toàn cầu với hệ thống quy định chung để duy trì sự phồn vinh, đây là một vấn đề nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các nước thuộc lục địa Á cũng khó có thể đơn độc hồi sinh hệ thống thương mại đa phương. Phần còn lại của thế giới phải xắn tay vào công việc chung này, trong đó có Hoa Kỳ.

Hơn 4 năm qua, nước Mỹ dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Trump đã phát động cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đa phương. Xứ cờ hoa không những từ bỏ những thỏa thuận thương mai mà còn áp dụng chính sách bảo hộ với mục tiêu chính nhắm vào Trung Quốc. Nền kinh tế số 1 thế giới cũng vô hiệu hóa Cơ quan phúc thẩm WTO - thiết chế có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp thương mại thông qua việc ngừng bổ nhiệm các thẩm phán mới thay thay thế cho những người đã hết nhiệm kỳ.

Tổng thống đắc cử Joe Biden phải có tiếp cận khác một cách đầy quyết liệt, theo đó, ông cần loại bỏ chủ nghĩa bảo hộ, đồng thời cổ vũ sự đổi mới một hệ thống đa phương đã lạc hậu và chia rẽ. Ví dụ như, các quy định hiện hành của WTO không đề cập đến những vấn đề như dòng chảy dữ liệu, kinh tế số, doanh nghiệp nhà nước và chuyển giao công nghệ.

Ông Biden đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đưa Hoa Kỳ quay lại chủ nghĩa đa phương. Tuy nhiên, vị Tổng thống đắc cử cũng nhắn nhủ rằng ông sẽ cứng rắn với Trung Quốc. Đây thực sự là nguy cơ đối với RCEP và chủ nghĩa đa phương nói chung.

Cần hiểu rõ rằng: Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung được khơi mào bởi chính quyền Trump không những gây thiệt hại cho chính hai quốc gia mà còn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu.

Vì chính lợi ích của mình, Mỹ không nên ngăn cản sự lớn mạnh của quốc gia đông dân nhất thế giới về mặt kinh tế hay công nghệ; thay vào đó, Hoa Kỳ nên thuyết phục Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường, tôn trọng luật lệ và quy tắc toàn cầu. Nhũng điều vừa nêu hoàn toàn có thể thực hiện được nếu xứ cờ hoa tăng cường mối liên kết với các đòng minh và khẳng định sự ủng hộ của mình với những thiết chế quốc tế ví dụ như WTO.

Trái với suy nghĩ của một số người, vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ sẽ giúp tăng cường vị thế của RCEP cũng như mang lại lợi ích cho chính nước Mỹ. Phải nói thẳng rằng, khu vực thương mại tự do vừa mới thành lập sẽ tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tai khu vực. Không phải trùng hợp ngẫu nhiên khi cùng thời điểm đất nước hơn 1 tỷ dân thông báo hoàn thành ký kết thỏa thuận RCEP, chính phủ quốc gia này cũng tuyên bố ý định tham gia CPTPP trong giai đoạn chuyển giao quyền lực khá ồn ào tại xứ cờ hoa.

Tuy vậy, RCEP không phải là công cụ chịu sự khống chế của Trung Quốc. Theo lời của Giám đốc điều hành bộ phận Chính sách hợp tác và phát triển thuộc Ngân hàng Thế giới Mari Pangestu cũng như nhà kinh tế Úc Peter Drysdale “RCEP là ý tưởng của ASEAN, không phải đề xuất của Trung Quốc”. Đồng thời hầu hết các quốc gia thành viên hiệp định bao gồm Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước thành viên ASEAN đều có liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ về mặt chính trị và quân sự.

Những điều nêu trên cho thấy chiến lược đối phó Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Biden cần hướng đến sự thành công của RCEP. Nếu Hoa Kỳ leo thang căng thẳng thương mại với nền kinh tế số 1 châu Á, mâu thuẫn giữa các nước thành viên RCEP sẽ phát sinh, tiêu biểu như tranh chấp gần đây giữa xứ chuột túi với Trung Quốc.

Ổn định và thịnh vượng tại Á châu mang đến lợi ích chiến lược và kinh tế cho Hoa Kỳ do tiềm lực về thị trường tiêu thụ lớn tại đây. Do vậy, Tổng thống đắc cử Biden cần suy nghĩ nghiêm túc việc gia nhập RCEP hay tái tham gia CPTPP, đó sẽ là lời cam kết rõ ràng của nước Mỹ đối với tự do hóa thương mại đa phương.

Ngay cả khi đại dịch COVID-19 nhanh chóng qua đi, thế giới sẽ phải tiếp tục đối phó với căng thẳng thương mại trong thời gian dài sắp tới. Hoa Kỳ với vai trò lãnh đạo toàn cầu, có thể thúc đẩy sự hồi phục kinh tế và giảm những tác động tiêu cực phát sinh thông qua việc hồi sinh các cam kết về giao thương đa phương và hợp tác kinh tế.

Nguồn: The Asean Post

Từ khóa: Đa phương, Hoa Kỳ, RCEP, Trung Quốc

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007389664
Go to top