Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Xem xét lại tác động của RCEP đối với đầu tư nước ngoài

thediplomat 2021 06 25 3

Các tác động kinh tế và chính trị của RCEP là gì? Phần đầu tiên của loạt bài gồm hai phần sẽ xem xét tác động đối với FDI.

Vào ngày 15/11/2020, sau gần 10 năm đàm phán, các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc đã ký kết một hiệp định thương mại tự do (FTA) mang tên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với nhiều điều khoản liên quan đến thương mại và các lĩnh vực khác.

Về thương mại, RCEP loại bỏ và giảm dần thuế quan, cắt giảm rào cản về quy trình/thủ tục  (chẳng hạn bằng cách tiêu chuẩn hóa thủ tục hải quan), đơn giản hóa và giảm bớt các hạn chế trong quy tắc xuất xứ (QTXX) và thủ tục giấy tờ, tự do hóa một số lĩnh vực dịch vụ, cải thiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao tính minh bạch của quy trình mua sắm của chính phủ, và tạo điều kiện công nhận lẫn nhau về các chứng chỉ chuyên môn như đối với bác sĩ và luật sư.

Việc hoàn tất đàm phán RCEP, được một số người mô tả là sự kiện “làm thay đổi cuộc chơi”, đã tạo ra nhiều hứng thú. Những lý do dẫn đến sự phấn khích đó bao gồm: các điều khoản của hiệp định; sự tham gia của cả Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (Nhật Bản không có FTA song phương với Hàn Quốc hoặc Trung Quốc); và sự hợp nhất nhiều hiệp định FTA song phương/tiểu vùng/khu vực và các hiệp ước đầu tư song phương (BIT) hiện tại. Ngoài ra, sự tham gia của 5 trong số 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới tính theo GDP, thị trường quy mô 2 tỷ dân, và việc ký kết vào thời điểm chủ nghĩa bảo hộ và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang, cũng là những lý do khác góp phần khiến cho thỏa thuận RCEP được chào đón.

Bất chấp các giới hạn của RCEP - chẳng hạn, FTA này mở cửa rất ít đối với lĩnh vực nông nghiệp, ít đề cập đến tiêu chuẩn lao động, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và trợ cấp - nhiều người vẫn dự đoán RCEP có thể giúp thương mại gia tăng thêm hàng trăm tỷ đô la và giúp GDP của khu vực nhân lên đáng kể.

Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) tuyên bố rằng RCEP “có thể thúc đẩy đáng kể FDI trong khu vực.”

Một yếu tố giúp thúc đẩy dòng vốn FDI là việc loại bỏ nhiều cản trở đối với việc thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh ở các quốc gia thành viên. Các thay đổi đối với QTXX cũng đặc biệt đáng chú ý. Cụ thể, RCEP áp dụng “quy tắc cộng gộp”. Điều này có nghĩa là tất cả các nước ký kết RCEP được coi là một khu vực kinh tế, điều này cho phép hàng hóa có xuất xứ từ một quốc gia thành viên được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất một sản phẩm mới ở một quốc gia thành viên khác được coi là có xuất xứ tại quốc gia thành viên thứ hai. Ví dụ, bông từ Trung Quốc được chế biến tại Việt Nam sẽ được coi là có xuất xứ tại Việt Nam khi Việt Nam xuất khẩu sản phẩm cuối cùng sang một nước RCEP khác. Điều này sẽ khuyến khích các công ty trong khu vực RCEP dành sự quan tâm mới đến các địa điểm sản xuất chi phí thấp hơn như Việt Nam.

Việc mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hệ thống mới là “danh sách chọn bỏ” cũng sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI lớn hơn. Đối với các lĩnh vực phi dịch vụ, RCEP áp dụng cách tiếp cận danh sách chọn bỏ đối với các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt và khai khoáng. Về tự do hóa khu vực dịch vụ, RCEP áp dụng một hệ thống hai lớp, tức là áp dụng cách tiếp cận chọn bỏ đối với Australia, Brunei, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Hàn Quốc trong khi áp dụng cách tiếp cận cho cho đối với Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, New Zealand, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam.

Để khu vực RCEP trở nên hấp dẫn hơn đối với các tập đoàn đa quốc gia, các bên ký kết RCEP còn thực hiện nhiều biện pháp liên quan đến tạo thuận lợi đầu tư như nới lỏng các thủ tục hành chính. Ngoài ra, các nhà phê bình kỳ vọng rằng các tập đoàn đa quốc gia trong và ngoài khu vực RCEP sẽ đổ nhiều tiền hơn vào khu vực này để khai thác các cơ hội hấp dẫn được tạo ra từ hội nhập kinh tế ngày càng tăng và hiệu quả mang lại từ sự cạnh tranh gia tăng.

Cuối cùng, RCEP bao gồm một số cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước, mặc dù trọng tâm là tham vấn hơn là sử dụng các phương án giải quyết tranh chấp đối đầu.

Tất nhiên, còn quá sớm để đưa ra bất kỳ đánh giá chính xác nào về tác động của RCEP đến FDI vì hiệp định được ký cách đây chưa đầy một năm, và nhiều bên ký kết vẫn chưa hoàn tất phê chuẩn. Hơn nữa, hoạt động kinh tế toàn cầu - đặc biệt là dòng vốn FDI - đã và đang tiếp tục bị gián đoạn nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng chúng ta không nên kỳ vọng quá mức về sự thay đổi đáng kể trong khối lượng FDI, vì những lý do sau đây.

Thứ nhất, việc giảm các rào cản thương mại lại là yếu tố khkông khuyến khích FDI, vì nguyên nhân căn bản nhất của việc đầu tư ra nước ngoài là để thoát khỏi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Thứ hai, một tỷ lệ rất lớn vốn FDI vào các nước trong khu vực RCEP vì các lý do như trình độ phát triển của ngành công nghiệp hoặc của quốc gia, quy mô thị trường hoặc tài nguyên thiên nhiên. Mà RCEP lại có rất ít tác động đến các yếu tố này.

Thứ ba, việc Trung Quốc kiểm soát thành công COVID-19 và các đặc điểm sản xuất ấn tượng – như cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, sự ổn định chính trị và lực lượng lao động - cùng với quy mô thị trường sẽ giúp Trung Quốc là quốc gia trong khu vực nhận được nhiều dòng vốn FDI nhất. Các cuộc khảo sát của các hiệp hội kinh doanh như Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Phòng Thương mại Châu Âu ở Trung Quốc nhiều lần cho thấy độ tin cậy đối với quan điểm trên. Cũng cần lưu ý rằng, với việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Trung Quốc có thể vẫn là một nhà sản xuất hiệu quả về chi phí, điều này sẽ làm giảm sự hấp dẫn của việc chuyển hướng sang các nước khác trong khu vực RCEP.

Thứ tư, rất có thể các nhà đầu tư nước ngoài lớn trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ không đầu tư vào khu vực RCEP mà vào các khu vực phát triển và đang phát triển khác để mở rộng thị trường và giữ mối quan hệ với các đối tác lớn. Bằng chứng là, các tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc như Huyndai và Samsung đã hứa hẹn đầu tư hàng chục tỷ đô la vào Mỹ trong khoảng thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In.

Thứ năm, việc thực thi RCEP có khả năng sẽ không đạt được mức lý tưởng, với các nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều nước ASEAN không đạt được tiến bộ đầy đủ trong việc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan. Ngoài ra, nhiều cam kết trong RCEP như cam kết liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật không có tính ràng buộc.

Cuối cùng, bên cạnh một cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chính phủ với chính phủ, RCEP còn có một Ban Thư ký RCEP và các cuộc họp được tổ chức thường xuyên nhằm đánh giá việc tuân thủ và tạo ra nền tảng để cải thiện RCEP. Vì vậy, chúng ta hãy cùng chờ xem cơ chế mới này sẽ hiệu quả như thế nào. Cũng phải nói thêm, RCEP không cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ - một cơ chế vốn có lợi cho các doanh nghiệp.

Chúng tôi không cho rằng RCEP là “rượu mới bình cũ”, như cách diễn giải của một số nhà phân tích. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đánh giá các tác động của RCEP một cách công bằng.

Dựa trên phân tích của chúng tôi, RCEP không đảm bảo một trật tự thế giới mới cho FDI. Các quốc gia muốn thu hút FDI không thể dựa vào hào quang của RCEP hoặc những thay đổi trong QTXX của nó. Các nước phải tiếp tục xây dựng thị trường, cơ sở hạ tầng và các chuỗi cung ứng, v.v…; đồng thời giảm bớt các rào cản chính thức và phi chính thức đối với dòng vốn, hàng hóa và con người. Đối với các công ty trong khu vực, các công ty này có thể thu được lợi ích từ việc chuyển sản xuất sang các địa điểm có chi phí thấp hơn, nhưng xuất khẩu có thể là một con đường khả thi hơn để trở nên giàu có vì hoạt động này không kéo theo các phức tạp về mặt chính trị, hoạt động và văn hóa mà các nhà đầu tư phải đối mặt. Đối với các công ty và quốc gia bên ngoài khu vực RCEP, các đối tượng này cũng có thể hưởng được lợi thế khi đầu tư vào bên trong khu vực RCEP, nhưng xu hướng này ít có khả năng là do RCEP mà thay vào đó là do sự hấp dẫn của từng quốc gia thành viên RCEP. Suy cho cùng, các nước bên ngoài khu vực RCEP đã có nhiều thỏa thuận với các quốc gia trong khu vực và RCEP không làm thay đổi đáng kể bức tranh thuế quan trong khu vực.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ xem xét lại tác động của RCEP đối với thương mại trong và ngoài khu vực.

Nguồn: The Diplomat

Từ khoá: RCEP, giải quyết tranh chấp, tác động, bức tranh thuế quan, chi phí thấp, tác động

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007384417
Go to top