Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Cách thức để RCEP hỗ trợ Campuchia về dài hạn

17364

Mặc dù Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) có thể chỉ mang đến những lợi ích khá khiêm tốn về ngắn hạn tuy vậy, về dài hạn, Campuchia có thể hưởng được những thành quả rất khả quan. Thông qua những hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết trước đây với những đối tác ngoài khối, đất nước chùa tháp đã thu lợi ích từ việc cắt giảm và miễn thuế xuất nhập khẩu. Ví dụ, hơn 70% hoạt động thương mại giữa 10 quốc gia Đông Nam Á hiện giờ không còn bị đánh thuế.

Cả Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đều không tham gia RCEP, tuy nhiên họ lại là 2 nhà nhập khẩu chính đối với hàng hóa, dịch vụ từ Campuchia, chiếm 70% giá trị xuất khẩu của xứ Angkor. Hai thị trường vừa nêu cũng chiếm đến 76% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Campuchia. Ở chiều ngược lại, các nước thành viên RCEP chỉ đóng vai trò không đáng kể trong hoạt động thương mại xuyên biên giới của đất nước chùa tháp. Theo đó, Nhật Bản chiếm 8% giá trị xuất khẩu; Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 6%; Úc, New Zealand, Hàn Quốc chiếm tổng cộng 3%, còn khối ASEAN chỉ chiếm 9% tổng giá trị xuất khẩu của Campuchia.

Các thỏa thuận thương mại tự do hiện hữu cùng nền tảng sản xuất nội địa và xuất khẩu mỏng manh cho thấy RCEP có thể sẽ không giúp thúc đẩy hoạt động tiếp cận thị trường tại Campuchia ngay lập tức. Thay vào đó, RCEP sẽ khiến hàng hóa, dịch vụ của xứ chùa tháp gặp phải nhiều sự cạnh tranh hơn.

Tuy nhiên, về lâu dài, cơ hội và lợi ích từ RCEP sẽ giúp Campuchia đổi mới và đa dạng hóa cấu trúc kinh tế, Hiện tại, nguồn lực tăng trưởng chính của đất nước chùa tháp tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, dệt may và xây dựng. Vậy nhưng, do thay đổi về nền tảng xã hội, cơ cấu dân số, gia tăng cạnh tranh từ nước ngoài cũng như hàng loạt những yếu tố ngoại sinh, những lĩnh vực đã nêu không thể đảm bảo sự tăng trưởng cao đối với Campuchia trong tương lai.

Với việc hàng rào thuế quan đang từng bước được dỡ bỏ trên cơ sở nội dung của các FTA hiện hữu, hàng rào phi thuế sẽ trở thành lực cản chính đối với hoạt động xuất khẩu của Campuchia, do vậy, RCEP đã cung cấp các hướng dẫn cụ thể về cách thức các thành viên hiệp định cần thực hiện để giảm rào cản phi thuế quan (ví dụ: những quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm và kỹ thuật). Đây chính là cách thức các bên tham gia thỏa thuận giải quyết các khúc mắc của cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Campuchia – những đối tượng chịu ảnh hưởng chính từ hàng rào phi thuế quan.

Lợi ích khác do RCEP mang lại chính là hệ thống quy định về quy tắc xuất xứ (ROOs). ROOs sẽ giúp các nước thành viên RCEP nhận diện loại hình sản phẩm đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế. Bên cạnh đó, trên cơ sở lợi ích từ RCEP, cộng đồng doanh nghiệp thuộc nhóm 16 quốc gia gia nhập hiệp định sẽ cân nhắc chuyển dịch một số lĩnh vực đầu tư thâm dụng lao động cao (như dệt may) đến những nước có chi phí nhân sự thấp hơn trong khối. Điều này sẽ có lợi cho Campuchia khi quốc gia chùa tháp có lợi thế về vấn đề đã nêu.

Với nền tảng RCEP, Campuchia nên có tầm nhìn xa hơn thay vì chỉ tập trung vào những ngành có giá trị gia tăng thấp, đồng thời tập trung thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng lao động ở mức độ trung bình trở lên nhằm gia tăng giá trị sản phẩm cũng như đưa đất nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Trên cơ sở đó, xứ chùa tháp nên tập trung thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản và chế tạo từ Nhật Bản và Hàn Quốc đến đầu tư. Sự kết nối mạnh mẽ giữa doanh nghiệp nước ngoài và nội địa cũng như tác động lan tỏa của hoạt động đầu tư sẽ hỗ trợ sự phát triển năng lực khu vực công nghiệp tại Campuchia.

Bên cạnh đó, RCEP cũng tạo lập cơ chế ưu đãi đặc biệt trong vấn đề hợp tác kỹ thuật, nâng cao năng lực cũng như áp dụng cơ chế thực thi mềm dẻo áp dụng cho các quốc gia đang phát triển. Campuchia cùng Lào và Myanmar chỉ có nghĩa vụ loại bỏ 30% hàng rào thuế quan hiện hữu so với mức 65% áp dụng cho những quốc gia thành viên khác. Ngoài ra, xứ chùa tháp còn có thời gian dài hơn để dỡ bỏ 80% dòng thuế nhập khẩu đang áp dụng (15 năm) so với mức 10 năm áp dụng cho 15 thành viên RCEP còn lại. Thêm vào đó, RCEP cũng có hàng loạt quy định về hợp tác kỹ thuật qua đó giúp giảm khoảng cách phát triển giữa các nước tham gia thỏa thuận.

So sánh với những hiệp định ưu đãi thương mại mà Campuchia hiện có – bao gồm thỏa thuận về cơ chế hàng xuất khẩu không bao gồm vũ khí (EBA) và hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), RCEP có nội dung bao trùm và chặt chẽ hơn về mặt cấu trúc quy định. Trong bối cảnh Campuchia đang tiếp tục phát triển, những ưu đãi trên cơ sở EBA và GPA chắc chắn sẽ chấm dứt trong thời gia không xa. Do vậy, thông qua ký kết RCEP, chính phủ quốc gia chùa tháp muốn gửi một thông điệp chính trị mạnh đến Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ. Sự thật là Campuchia đã phụ thuộc vào lợi ích thương mại đến từ EBA và GSP trong thời gian quá lâu.

Quốc gia Biển hồ cũng như hàng loạt thành viên ASEAN khác được dự báo sẽ hưởng lợi từ việc tham gia RCEP, đặc biệt là những nền kinh tế đang phát triển.Việt Nam và Thái Lan, với tư cách là hai nhà sản xuất sản xuất và xuất khẩu lớn của khu vực dự báo sẽ gia tăng thị phần mặt hàng nông sản tại thị trường chung RCEP. Trong bối cảnh như vậy, Campuchia nên xác định những thị trường ngách cho những sản phẩm có giá trị cao nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Myanmar, quốc gia với chi phí nhân công rẻ cũng sẽ nổi lên như là địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may. Như vậy, Campuchia cũng cần chuẩn bị để nhanh chóng thu lợi ích từ RCEP.

Sự thành công của Campuchia trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc rất lớn vào giá lao động rẻ, ưu đãi về tài chính và các hiệp định thương mại hiện hữu. Tuy nhiên, với sự chấm dứt các ưu đãi cùng giá nhân công tăng, Campuchia có thể sẽ kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.

Khi tập trung thu hút những nhà đầu tư có sự quan tâm lớn về vấn đề chi phí, xứ chùa tháp nên tìm hiểu cách thức để giảm phí tổn về hoạt động cho cộng đồng doanh nghiệp, tiêu biểu như áp dụng giá năng lượng cạnh tranh và giảm chi phí hoạt động logistics. Chính phủ xứ Biển hồ cũng cần tăng cường trấn áp áp tham nhũng, cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc áp dụng hệ thống quy định chặt chẽ chẽ và hiệu quả. Những ưu đãi đặc biệt về đầu tư chỉ nên tập trung vào các công ty đưa ra cam kết về đào tạo lao động và thúc đẩy sự kết nối về công nghệ cũng như tri thức – những yếu tố sẽ giúp cộng đồng doanh chủ và người lao động trẻ xứ chùa tháp trở thành động lực chính cho tăng trưởng của Campuchia.

Sự thiếu hiệu quả cũng như thiếu vắng các quy định liên quan về thực thi tại các cơ quan công quyền đang cản trở xứ chùa tháp mở rộng và đa dạng hóa mặt mặt hàng xuất khẩu. Ví dụ, xuất khẩu sản phẩm gạo xay bán hoặc thành phẩm của Campuchia, vốn chiếm 12% giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc đang gặp phải 106 rào cản phi thuế. Do vậy, việc thiết lập các cơ sở chế biến chất lượng cao tại xứ chùa tháp có thể là cách giúp cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu gạo quốc gia này giải quyết những vấn đề đã nêu.

Với việc hoạt động nhập khẩu đang lấn lướt xuất khẩu, Campuchia nên chú tâm đến vấn để bán phá giá – yếu tố có thể gây hại đến các ngành công nghiệp nội địa xứ chùa tháp. Mặc dù không phải ngành nghề nào cũng cần hỗ trợ nhưng cũng cần thấy rằng một số trong những ngành này đang thúc đẩy và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chính sách phát triển công nghiệp của đất nước Biển hồ tiêu biểu như công nghiệp gạo và chế tạo xe đạp.

Lo ngại về việc RCEP có thể tác động xấu đến các ngành công nghiệp xứ chùa tháp đang bị thổi phồng trong bối cảnh phần lớn thành viên RCEP đều đã ký kết riêng rẽ hiệp định thương mại với Campuchia. Lợi ích thu được từ hiệp định sẽ vượt những hệ quả xấu do chính nó mang đến.

Nguồn: Khmer Times

Từ khóa: Campuchia, công nghiệp, hiệp định thương mại tự do, RCEP

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370345
Go to top