Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Việt Nam dự kiến hoàn thành phê chuẩn RCEP trước tháng 11 năm nay

Việt Nam đang hoàn thành các bước cuối cùng và dự kiến có thể hoàn thành phê duyệt Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trước tháng 11-2021. Nếu đến ngày 31-10-2021 có đủ 6 nước ASEAN và thêm một nước đối tác nữa trong số 3 nước: Hàn Quốc, New Zealand và Australia hoàn thành phê chuẩn thì Hiệp định RCEP sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2022.

 

RCEP2Đây là một trong những nội dung Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới sau khi Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 53 và các hội nghị liên quan kết thúc chiều nay.

- Trong bối cảnh dịch Covid-19, xin Thứ trưởng cho biết những ưu tiên của ASEAN trong hợp tác kinh tế là gì?

- Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và gây nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế ASEAN và thế giới, Brunei đã đưa ra chủ đề của năm Chủ tịch ASEAN 2021 là “Cùng quan tâm, cùng chuẩn bị, cùng thịnh vượng” với 13 ưu tiên, sáng kiến hợp tác kinh tế hướng đến 3 chiến lược chính: Phục hồi, số hóa và bền vững, nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế ASEAN sau đại dịch Covid-19. 13 sáng kiến hợp tác kinh tế là: Xây dựng khung kinh tế tuần hoàn, xây dựng bộ công cụ đánh giá các biện pháp phi thuế quan; lộ trình thúc đẩy chuyển đổi số ASEAN…

Bên cạnh đó, Việt Nam cùng các nước ASEAN đã tích cực thảo luận việc tiếp tục triển khai các sáng kiến về hợp tác kinh tế do Việt Nam đề xuất với cương vị là Chủ tịch ASEAN năm 2020. Tiêu biểu như: Kế hoạch phục hồi tổng thể ASEAN; mở rộng danh mục hàng hóa thiết yếu của ASEAN nhằm đối phó với dịch Covid-19; thực hiện Biên bản ghi nhớ về việc xử lý các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu trong khuôn khổ Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch Covid-19.

Các nước ASEAN nhất trí tiếp tục duy trì các cam kết hiện hành về mở cửa thị trường đối với thương mại và đầu tư, tăng cường các biện pháp thuận lợi hóa thương mại nhằm bảo đảm tạo thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu trong khu vực, củng cố mạng lưới sản xuất, xây dựng chuỗi cung ứng khu vực bền vững, phát huy ứng dụng công nghệ để kịp thời điều chỉnh các phương thức kinh doanh thích ứng với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua đại dịch, duy trì đà tăng trưởng, đưa ASEAN trở thành một Cộng đồng kinh tế vững mạnh, điểm đến đầu tư hấp dẫn trong tương lai.

- RCEP cũng là một trong những nội dung được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần này. Thứ trưởng có thể cho biết nội dung thảo luận tại Hội nghị?

- RCEP là một trong những thành tựu đóng góp vào thành công chung của Việt Nam trong năm 2020 trên cương vị Chủ tịch ASEAN. Khi đó, với vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tọa Hội nghị Bộ trưởng RCEP, Việt Nam đã chủ động cùng với các nước ASEAN đưa ra các sáng kiến giúp xử lý những vấn đề tồn đọng để có thể kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 diễn ra vào tháng 11-2020.

Tiếp nối thành công đó, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế cũng như gây gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực, các nước ASEAN và đối tác đều mong muốn RCEP sớm có hiệu lực, cụ thể là vào đầu năm 2022 nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế.

- Thứ trưởng có thể cho biết rõ hơn quá trình phê chuẩn hiệp định của các nước liên quan?

- Các nước tham gia ký kết RCEP đã sớm triển khai thủ tục phê chuẩn hiệp định. Theo quy định, hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê duyệt, phê chuẩn hiệp định và nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt, phê chuẩn của mình tới cơ quan lưu chiểu (Tổng Thư ký ASEAN).

Cho đến nay, Singapore là nước đầu tiên phê chuẩn RCEP, vào ngày 9-4-2021. Sau đó, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã phê chuẩn hiệp định. Các nước ASEAN còn lại như: Brunei, Campuchia, Thái Lan, Lào, dự kiến sẽ hoàn thành thủ tục phê chuẩn hiệp định trước tháng 11 năm nay. Indonesia, Malaysia và Philippines dự kiến hoàn thành thủ tục phê chuẩn hiệp định cuối năm nay.

Việt Nam đang hoàn thành các bước cuối cùng và dự kiến có thể hoàn thành phê duyệt RCEP trước tháng 11-2021. Nếu đến ngày 31-10-2021 có đủ 6 nước ASEAN và thêm một nước đối tác nữa trong số 3 nước: Hàn Quốc, New Zealand và Australia hoàn thành phê chuẩn thì hiệp định sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2022.

- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Nguồn: Hà Nội Mới

Từ khoá: RCEP, ảnh hưởng, gián đoạn, ASEAN, phê chuẩn, hiệu lực 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371645
Go to top