Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Truyền thông và các think tank đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy RCEP

60aae6f1a31024adbdc9827a

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ giúp các nước tham gia xây dựng các mối quan hệ kinh tế cởi mở hơn và cải thiện tự do hóa thương mại, giới chức và các chuyên gia cho biết.

Ông Tưởng Kiến Quốc, Phó Giám đốc Phòng Thông tin của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết vào hôm Chủ nhật rằng, vì RCEP có quy mô lớn về kinh tế, dân số và thương mại, hiệp định này sẽ giúp các nước tham gia giảm bớt các rào cản, tạo ra một môi trường kinh tế khu vực cởi mở hơn, nâng cao mức độ tự do hóa thương mại và khối lượng thương mại, cũng như cải thiện đời sống của người dân.

Ông nhấn mạnh rằng các phương tiện truyền thông và các tổ chức tư vấn (think tank) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho công chúng về các chính sách của chính phủ liên quan đến RCEP và giúp xây dựng sự đồng thuận giữa các nước tham gia và đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi.

Ông Tưởng đã đưa ra nhận xét trong khi phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Truyền thông và Think Tank RCEP ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, vào Chủ nhật.

Phát biểu tại sự kiện này, ông Chu Thọ Xuân - tổng biên tập kiêm giám đốc xuất bản China Daily lưu ý rằng trong khi thế giới đang phải đối mặt với những thay đổi sâu sắc hiếm thấy trong một thế kỷ, cũng như đại dịch COVID-19 đang diễn ra, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phục hồi trong bối cảnh những thách thức to lớn.

Ông Chu nói: “Chúng ta đều nhất trí rằng RCEP đang mang lại niềm tin đáng kể cho châu Á và thế giới, và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế là không thể ngăn cản.”

“Là một lực lượng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển con người, các phương tiện truyền thông báo chí và các think tank sẽ phát huy hơn nữa vai trò đặc biệt của mình đó là tăng cường hiểu biết lẫn nhau và mở rộng hợp tác. Họ sẽ đưa thế giới tiến lên theo đúng hướng bằng cách thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và trao đổi, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa,” ông nói thêm.

Ông Chu cho biết ông mong muốn diễn đàn sẽ trở thành một sự kiện thường xuyên của giới truyền thông và các think tank ở Hải Nam, nhằm cải thiện hơn nữa thông tin liên lạc và đặt nền tảng vững chắc hơn cho việc xây dựng sự đồng thuận và mở rộng hợp tác.

Sự kiện vào ngày Chủ nhật vừa qua, diễn ra cả online và offline, đã thu hút hơn 300 người tham dự trong và ngoài nước. Khi phát biểu tại lễ khai mạc qua video, cựu thủ tướng Australia Kevin Rudd nói rằng ông “luôn ủng hộ thương mại tự do, vì nó có lợi cho người dân, cho sự phát triển kinh tế và hòa bình thế giới”.

“Thương mại tự do đã đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Nó cũng góp phần to lớn vào việc cải thiện đời sống của người dân Trung Quốc. Sự trỗi dậy kinh tế và tăng trưởng trong tương lai của châu Á sẽ đòi hỏi thương mại tự do phải đóng một vai trò lớn hơn”, ông nói trong video.

Arthayudh Srisamoot, đại sứ Thái Lan tại Trung Quốc, cho biết RCEP sẽ thu hút nhiều đầu tư hơn từ bên ngoài khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19, và do đó giúp giảm tác động lên các nền kinh tế trong khu vực.

“Chúng tôi tin rằng RCEP có thể là một công cụ hồi phục kinh tế vượt qua COVID-19 nhằm giúp đảm bảo việc mở cửa thị trường cũng như chuỗi cung ứng không bị gián đoạn,” ông nói.

Dino Rachmadiana Kusnadi, Bộ trưởng kiêm Phó Trưởng phái đoàn Đại sứ quán Indonesia tại Trung Quốc, cho biết mục đích của RCEP là cải thiện sinh kế của người dân và mang lại thịnh vượng cho khu vực.

Tháng tới sẽ đánh dấu một năm thành lập Cảng Thương mại Tự do Hải Nam, giúp tỉnh đảo này đạt được nền tảng tốt hơn về một nền kinh tế khu vực mở.

Cũng tại sự kiện hôm Chủ nhật, bà Tiêu Anh Tử, Giám đốc Phòng Thông tin của Ủy ban tỉnh Hải Nam CPC cho biết, tỉnh đang trên đà phát triển thành một nền kinh tế định hướng xuất khẩu và đang đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy đầu tư hai chiều vào các dịch vụ.

Bà cho biết Hải Nam sẽ cải thiện môi trường kinh doanh và hợp tác với các quốc gia RCEP đểthúc đẩy các quy tắc và tiêu chuẩn, đồng thời mở ra cho người tiêu dùng cơ hội tiếp cận những hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn, giá cả phải chăng với chất lượng cao hơn.

Vào tháng 11 năm ngoái, 15 quốc gia đã ký hiệp định RCEP. Bộ Thương mại Trung Quốc vào tháng 3 cho biết Chính phủ Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn hiệp định này. Các nước tham gia khác đã làm như vậy hoặc đang trên đường hoàn thành việc phê chuẩn trước cuối năm nay và thúc đẩy nó có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2022.

Ông Trì Phúc Lâm, người đứng đầu Viện Cải cách và Phát triển Trung Quốc có trụ sở tại Hải Nam, nói rằng quá trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực sẽ được RCEP thúc đẩy đáng kể.

“Các biện pháp như cắt giảm thuế quan sẽ giải phóng tiềm năng tăng trưởng thương mại khổng lồ trong khu vực. Sau khi RCEP có hiệu lực, hơn 90% thương mại hàng hóa trong khu vực cuối cùng sẽ được hưởng mức thuế bằng 0. Điều này sẽ làm giảm đáng kể chi phí thương mại và giá sản phẩm ở khu vực, và có tác động rất lớn đến việc tạo ra thương mại,” ông nói.

Ông cho rằng các quy tắc thị trường thống nhất, cởi mở và bao trùm của hiệp định sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả thương mại và đầu tư trong khu vực. Ngoài ra, các chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sẽ được phát triển hơn nữa theo hướng tích hợp.

Ông Trương Hiểu Cường, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc cho biết tại diễn đàn rằng RCEP dự kiến ​​sẽ thúc đẩy mạng lưới sản xuất của Đông Á.

“Với việc cắt giảm thuế quan đáng kể, các nước tham gia sẽ thấy giá thành sản phẩm của họ giảm đáng kể và điều này sẽ giúp họ xây dựng cơ cấu sản xuất trong khu vực theo cách linh hoạt hơn”, ông Trương nói.

Nguồn: China Daily – TD

Từ khoá: thuận lợi, thương mại, đầu tư, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, cơ cấu, sản xuất

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371516
Go to top