Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPTin tứcSCMP: Trung Quốc công bố bản dịch tiếng Trung của CPTPP

SCMP: Trung Quốc công bố bản dịch tiếng Trung của CPTPP

Trung Quoc

Bắc Kinh đã phát đi thêm một tín hiệu nữa cho thấy mong muốn gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đó là việc giới thiệu bản dịch tiếng Trung của văn kiện hiệp định.

Từ thời điểm chủ tịch Tập Cận Bình loan báo vào năm trước rằng nền kinh tế số 2 thế giới đang cân nhắc tham gia thỏa thuận liên lục địa với 11 thành viên, có nhiều nghi ngại về việc liệu đất nước hơn 1 tỷ dân có đồng ý thực thi những điều khoản về doanh nghiệp nhà nước, quyền lao động và thương mại điện tử. Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như đã chuẩn bị cho những thay đổi về chính sách để đáp ứng yêu cầu của hiệp định.

Hôm 18/1/2021, Bộ Thương mại Trung Quốc, thông qua trang web chính thức của mình, đã công bố bản dịch 30 chương của CPTPP cùng danh sách các điều kiện và tiêu chuẩn áp dụng với những quốc gia và vùng lãnh thổ muốn gia nhập hiệp định. Ngôn ngữ chính thức ban đầu của thỏa thuận đã nêu được thể hiện bằng tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha.

Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định này. Tuy nhiên có khả năng Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm.

Ông Yu Miaojie, phó khoa Chính sách phát triển tại Đại học Bắc Kinh nhận định việc chuyển ngữ tiếng Trung văn kiện hiệp định là bước quan trọng đầu tiên để một nước tham gia CPTPP.

“Động thái này nhằm giúp các học giả, quan chức chính phủ và doanh nghiệp tham khảo chuyên môn, và hiểu rõ hơn những động thái trong tương lai của chính quyền. Rõ ràng là Bắc Kinh đang cân nhắc nghiêm túc việc gia nhập CPTPP” – ông Yu Miaojie nói

Vậy nhưng, Trung Quốc cần nhiều thời gian để đáp ứng những yêu cầu được đặt ra trong hiệp định – vị giáo sư khẳng định.

CPTPP là một thỏa thuận đa phương điều chỉnh nhiều lĩnh vực từ thương mại số, giao thương điện tử đến bảo vệ môi trường và quyền lao động.

Tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận này đã được đàm phán dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, đồng thời là chủ đề của hàng loạt tranh luận chính sách trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Ông Trump đã rút xứ cờ hoa khỏi TPP vào tháng 1/2017.

Bị gạt khỏi TPP, Bắc Kinh đã ủng hộ một thỏa thuận thương mại khác - Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) – với 14 thành viên trong đó không có sự tham gia của Hoa Kỳ. RCEP được ký kết vào tháng 11/2020 sau 8 năm đàm phán và trở thành thỏa thuận giao thương lớn nhất thế giới.

Ông Wang Huiyao, nhà sáng lập tổ chức nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa đã phát biểu trên tờ Global Times rằng Bắc Kinh nên thúc đẩy tiến trình gia nhập CPTPP nhằm tạo lợi thế cho nước này trên bàn đàm phán với Hoa Kỳ trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Biden đang cân nhắc quay trở lại hiệp định.

Ông Wang trước đó đã so sánh việc Trung Quốc tham gia CPTPP có tầm quan trọng tương tự như khi nước này trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2001.

“Trung Quốc và Mỹ có thể cùng thảo luận về CPTPP và vấn đề đổi mới WTO, qua đó cải cách những quy định thương mại đa phương. Với viễn cảnh chính quyền mới của Mỹ đang cân nhắc tái tham gia CPTPP, Trung Quốc nên bắt đầu thảo luận việc gia nhập thỏa thuận này sớm nhất có thể” – ông Wang nhận định.

Khi Trung Quốc trở thành thành viên WTO vào năm 2001, thay vì cam kết thực thi Hiệp định Hiệp định về mua sắm chính phủ (GPA), đất nước đông dân nhất hành tinh chỉ hứa hẹn “bắt đầu những cuộc thảo luận về việc tham gia GPA… sớm nhất có thể”. Cam kết này được đề cập trong bộ văn kiện gia nhập WTO của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ chính thức bắt đầu đàm phán về việc tham gia GPA vào năm 2007 và tiến trình này vẫn còn dang dở.

Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc (bao gồm việc cho phép những công ty tư nhân mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp nhà nước) – yêu cầu được Phương Tây đặc biệt quan tâm – cũng là một trong hàng loạt yêu cầu mà Trung Quốc phải thực hiện trong tiến trình gia nhập CPTPP.

Nguồn: SCMP

Từ khóa: Trung Quốc, CPTPP, doanh nghiệp nhà nước, cải cách

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390371
Go to top