Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngChiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Australia bị đe dọa bởi việc Anh gia nhập CPTPP

Chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Australia bị đe dọa bởi việc Anh gia nhập CPTPP

2021 02 26T052624Z 2037499932 RC250M9NT480 RTRMADP 3 AUSTRALIA POLITICS 400x267

Chính phủ Morrison của Australia đã hoan nghênh việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhưng việc ủng hộ Anh gia nhập CPTPP có nguy cơ làm xói mòn những kết quả tích cực mà Australia đạt được về ngoại giao trong hơn nửa thế kỷ qua.

 Trong những năm qua, Canberra đã ủng hộ hội nhập kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, hơn là cách tiếp cận ‘Đông Á’ vốn được nhiều nước ASEAN và Trung Quốc ưa chuộng. Việc bao gồm Hoa Kỳ trong các nhóm kinh tế khu vực là có lợi cả về kinh tế lẫn địa chính trị. Vì sự tham gia của Washington sẽ làm tăng triển vọng đặt ra các quy tắc thương mại quốc tế cho các nhóm khu vực này.

Ngoài ra, các hiệp định thương mại còn có ý nghĩa về mặt an ninh. Việc ‘neo’ Hoa Kỳ trong khu vực thông qua hình thức ‘hợp tác kinh tế được thể chế hóa’ được kỳ vọng sẽ củng cố mối quan hệ liên minh của Hoa Kỳ với các đối tác trong khu vực và ngăn cản xu hướng biệt lập lâu đời của họ.

Việc thành lập APEC vào năm 1989 là một thành công sớm. Tiếp theo là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2016, và hình thức rút gọn của nó - sau khi chính quyền Trump rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định - CPTPP vào năm 2018. TPP không nhằm loại trừ Trung Quốc. Thay vào đó, bằng cách tạo ra một khuôn mẫu cho một khu vực thương mại tự do Châu Á Thái Bình Dương, hiệp định này sẽ gây áp lực buộc Bắc Kinh tiến hành các cải cách kinh tế trong nước để cuối cùng có thể gia nhập nhóm.

Mặc dù việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP là diễn biến mang tính bước ngoặt, nhưng động thái này không mang lại hiệu quả kinh tế. Bất chấp việc Vương quốc Anh sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trong CPTPP sau Nhật Bản, nền kinh tế của nước này chỉ bằng 1/5 quy mô của Trung Quốc và 1/7 của Hoa Kỳ nếu tính theo ngang giá sức mua. Mặc dù mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế với khu vực của Vương quốc Anh là điều dễ hiểu, nhưng câu hỏi đặt ra là giá trị mà nước này bổ sung cho CPTPP là gì. Vương Quốc Anh đã ký - hoặc sắp ký - các hiệp định thương mại song phương với hầu hết thành viên của CPTPP, ngoại trừ Brunei và Malaysia. Nếu Vương Quốc Anh đạt được một thỏa thuận song phương với Australia, lợi ích kinh tế của Australia từ việc Anh gia nhập CPTPP sẽ là rất ít.

Thay vào đó, tư cách thành viên của Vương quốc Anh sẽ biến CPTPP từ một khuôn mẫu để hiện thực hóa mục tiêu của APEC là tạo ra một khu vực thương mại tự do Châu Á Thái Bình Dương thành một câu lạc bộ gồm các ‘quốc gia cùng chí hướng’ cam kết hội nhập kinh tế sâu rộng hơn. Đã có một số ý kiến cho rằng Hiệp định này nên được đổi tên, và một trong những cái tên được đề xuất là 'Hiệp định Toàn diện về Quan hệ Đối tác Quốc tế'.

Chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Canberra phụ thuộc vào việc đảm bảo sự tham gia của Hoa Kỳ vào các hiệp định khu vực. Dưới thời chính quyền Biden, việc tái gia nhập của Hoa Kỳ dường như khó có thể xảy ra ngay trong tương lai do Biden ưu tiên các vấn đề trong nước. Một số người cho rằng tư cách thành viên của Vương quốc Anh có thể làm hồi sinh CPTPP, vốn đã bị đình trệ kể từ khi ký kết vào tháng 3/2018 và với 4 thành viên (Brunei, Chile, Malaysia và Peru) vẫn chưa phê chuẩn hiệp định. Tư cách thành viên của Vương quốc Anh cũng có thể khuyến khích Hoa Kỳ tham gia lại hiệp định. Nhưng quyết định của Washington về TPP không có khả năng bị ảnh hưởng bởi việc Vương quốc Anh gia nhập; rõ ràng, Mỹ không mấy hào hứng với việc thưởng công cho ‘Nước Anh toàn cầu’ vì đã rời khỏi EU.

Thay vì làm sống lại hiệp định, việc Anh gia nhập có thể dẫn đến sự tan rã của CPTPP bằng cách loại bỏ nguyên tắc cốt lõi của nó như một khuôn mẫu cho thương mại tự do trong khu vực. Chính phủ Malaysia luôn nghi ngờ về thỏa thuận, đặc biệt là các điều khoản về mua sắm chính phủ và doanh nghiệp nhà nước, mà họ lo ngại sẽ làm suy yếu nỗ lực thúc đẩy chính sách ‘Bumiputera’ (chính sách ưu tiên người bản địa) của mình.

Malaysia từ lâu đã ủng hộ hợp tác kinh tế khu vực – một giải pháp thay cho cách tiếp cận ‘Đông Á’, ban đầu thông qua Cuộc họp kín về Kinh tế Đông Á (EAEC) - theo thời gian được chuyển đổi thành Hội nghị Cấp cao Đông Á, hội nghị mà cục diện kinh tế của nó trở thành Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), được ký kết vào tháng 11 năm 2020. So với CPTPP, các quy tắc của RCEP ít khắt khe hơn, khiến nó không chỉ hấp dẫn đối với Malaysia mà còn đối với hầu hết các quốc gia ASEAN. Mô hình kinh tế chỉ ra rằng, mặc dù các điều khoản của RCEP ít chặt chẽ hơn so với CPTPP, nhưng quy mô thành viên rộng hơn của RCEP - ngay cả khi không có Ấn Độ - sẽ tạo ra lợi ích phúc lợi lớn hơn so với CPTPP không có Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ. Việc Vương quốc Anh gia nhập có thể vô tình nâng cao sức hấp dẫn của RCEP.

Canberra có nên lo lắng? Suy cho cùng, Australia là một thành viên sáng lập của RCEP. Cơ cấu thành viên hiện tại của RCEP khác xa với thiết kế ban đầu của cựu thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho EAEC vốn chỉ dành cho người châu Á. Nhưng từ các khía cạnh kinh tế, chính trị và chiến lược, Australia nên bận tâm.

Như cựu tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẳng định, mục tiêu quan trọng của TPP là đặt ra 'luật chơi' cho sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Và đây sẽ là các quy tắc của Hoa Kỳ (được Úc ủng hộ phần lớn) - không phải của Trung Quốc. Tám năm đàm phán RCEP đã dẫn đến một thỏa thuận với các điều khoản lỏng lẻo hơn nhiều so với các điều khoản của CPTPP. Và các quy định của RCEP theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Trong chính trị, hiểu được hàm ý trong các động thái là rất quan trọng. Sự ủng hộ của Úc đối với việc Vương quốc Anh tham gia CPTPP dường như là một phần trong cuộc rút lui về ‘văn hóa vùng tiếng Anh’ – mà theo mô tả của Gideon Rachman – là tập hợp các nước nói tiếng Anh mà tất cả những nước đó đều nghiêng về chính sách đối đầu với Bắc Kinh.

Ngoài ra, các hiệp định kinh tế khu vực còn chứa đựng khía cạnh chiến lược. Mặc dù CPTPP sẽ không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến cam kết của Washington với Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng việc loại bỏ khía cạnh khu vực khỏi hiệp định sẽ làm suy yếu đáng kể mối quan hệ kinh tế - an ninh.

John Ravenhill là Giáo sư và Chủ nhiệm Khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Waterloo, Ontario.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: RCEP, khía cạnh kinh tế, sự phụ lẫn nhau về kinh tế, CPTPP, quan hệ kinh tế - anh ninh

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390754
Go to top