Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPLý do để ủng hộ - và phản đối – việc Mỹ tham gia CPTPP

Lý do để ủng hộ - và phản đối – việc Mỹ tham gia CPTPP

viJNe6Fov5QoKyuEyMPM

Những lời bàn tán về việc Mỹ tái gia nhập thỏa thuận thương mại Thái Bình Dương đang ngày càng tăng, và Thủ tưởng New Zealand Jacinda Ardern sẽ phải cân nhắc liệu nước này có nên ủng hộ Washington quay lại. Chuyên gia Sam Sachdeva cho rằng, việc này sẽ gặp không ít khó khăn.

Trong 100 ngày đầu tiên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dốc hết sức mình để đảo ngược những di sản của Donald Trump.

Do đó, dự báo cho rằng chính quyền Biden sẽ tái gia nhập hiệp định thương mại CPTPP – hiệp định mà Trump đã rút khỏi một cách kịch tính trong tuần đầu tiên nắm quyền – là hoàn toàn có khả năng. Và có vẻ như nội bộ chính quyền Biden đang thảo luận về vấn đề này.

Đầu năm nay, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ, Tom Vilsack, được cho là đã gợi mở ý tưởng về việc Mỹ tái gia nhập CPTPP, khi ông để xuất đổi mới quy trình lập pháp để đẩy nhanh việc phê chuẩn các hiệp định thương mại.

Một số chuyên gia chính sách đối ngoại ở Washington đã kêu gọi nước này tìm cách gia nhập hiệp định một lần nữa, chủ yếu là để đối trọng với tầm ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương.

Mặc dù được dẫn dắt bởi các thành viên ASEAN, hiệp định hương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (hay RCEP), ký kết hồi tháng 11 năm ngoái, lại được một số người coi là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Sau đó, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng ngỏ ý rằng Trung Quốc có thể sẽ tìm cách gia nhập CPTPP.

Vì những lý do địa chính trị này, việc chính quyền Biden tìm cách tái gia nhập CPTPP là hoàn toàn có lý, khi mà ông muốn mang lại một cách tiếp cận đáng tin cậy và ổn định hơn trong khu vực so với người tiền nhiệm.

Dĩ nhiên, nếu Mỹ muốn xóa bỏ những lo ngại về việc các nước, ví dụ như New Zealand, ngày càng phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc kinh tế – một lo ngại do chính Bộ trưởng Ngoại giao Nanaia Mahuta nêu ra, Mỹ nên cung cấp một thị trường mới cho các nhà xuất khẩu của những nước này.

Đối với New Zealand, những lợi ích từ việc được mở rộng cơ hội tiếp cận nền kinh tế lớn nhất thế giới (có GDP đạt gần 30 nghìn tỷ USD trong năm 2019) là quá rõ ràng.

Thật vậy, khi Mỹ rút khỏi hiệp định TPP ban đầu, kỳ vọng mức tăng trưởng GDP khi hiệp định được thực thi đầy đủ đối với New Zealand đã giảm từ mức tăng thêm “ít nhất” 1%, xuống mức tăng 0,3% đến 1%.

Khả năng quay lại của Mỹ là một trong những chủ đề mà Thủ tướng Jacinda Ardern được chất vấn trong phiên thảo luận trực tuyến với Phòng Thương mại Mỹ hồi tuần trước.

Khi được Wendy Cutler, cựu đàm phán thương mại Mỹ và Phó Chủ tịch Viện Chính sách Xã hội Châu Á, hỏi về việc liệu New Zealand có hoan nghênh Mỹ quay lại nếu nước này yêu cầu thực hiện những “sửa đổi quan trọng” như một cái giá để tái gia nhập, bà Ardern đã đưa ra một lưu ý về điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn trong hiệp định hiện tại.

“Tất nhiên, TPP từng được thiết kế để có thể mở rộng thêm thành viên… vậy nên lập trường của chúng tôi là sẵn sàng đối thoại và đón nhận những quốc gia có thiện chí đáp ứng những tiêu chuẩn này.”

Như bà Ardern chỉ ra, việc tái đàm phán hiệp định sẽ là một vấn đề lớn khác.

“Trước đây, New Zealand đã gặp vấn đề với một số yêu cầu và điều kiện tiên quyết mà Mỹ đặt ra trong giai đoạn đàm phán sơ khởi TPP, và tôi hình dung rằng những vấn đề này sẽ quay lại nếu Mỹ muốn tái đàm phán những điều khoản này.”

Những vấn đề này sẽ là một trở ngại lớn đối với khả năng Mỹ gia nhập CPTPP, bởi vì vào năm 2015 và 2016, tại New Zealand đã nổ ra những cuộc biểu tình phản đối các điều khoản Lao động, rồi lo ngại về những vụ kiện tiềm năng từ các nhà đầu tư, và phản đối việc kéo dài thời hạn nắm giữ các quyền sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế dược phẩm cho các tập đoàn.

Một số điều khoản do Mỹ hậu thuẫn chỉ đơn thuần là "bị tạm hoãn" thay vì loại bỏ hoàn toàn sau khi Trump rút lui, khiến chúng có thể được khôi phục.

Nhưng bất kỳ sửa đổi nào cũng cần có sự đồng thuận từ 11 thành viên CPTPP, do đó New Zealand hay bất kỳ quốc gia nào trong số 10 nước còn lại, cũng có quyền phủ quyết việc kết nạp Mỹ.

Bất kỳ nhượng bộ nào cũng có thể làm dấy lên làn sóng chỉ trích từ các nhóm cử tri trong nước. Do đó, bà Ardern và nội các của mình sẽ phải cân nhắc thận trọng liệu những lợi ích tài chính cho nền kinh tế có bù đắp được cho những nhượng bộ này.

Những cân nhắc về lợi ích quốc gia cũng đang tồn tại trong chính quyền Mỹ, khi mà một số chính trị gia Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đang ngày càng nghi ngờ về lợi ích của tự do thương mại.

Và bóng dáng của Trung Quốc cũng thấp thoáng đằng sau sự gia nhập của Mỹ.

Với tình hình căng thẳng giữa hai nước, việc một nước ký kết CPTPP có thể sẽ ngăn cản nước cón lại làm điều tương tự.

Tại Vương quốc Anh, quốc gia có lập trường diều hâu đối với Trung Quốc giống như Mỹ, Đảng Lao động đang lo ngại rằng việc tham gia CPTPP có thể đóng vai trò là "cửa sau" cho một thỏa thuận thương mại song phương Trung Quốc – Anh, mặc dù chính phủ Đảng Bảo thủ đã bác bỏ khả năng này.

Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những trở ngại của riêng mình nếu muốn tham gia hiệp định, trước những câu hỏi về việc liệu nước này có thể đáp ứng các tiêu chuẩn và quy tắc lao động cần thiết đối với các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng về quy trình trong nước, chính quyền ông Tập sẽ có thể tiến hành phê chuẩn nhanh chóng hơn so với chính quyền ông Biden.

Dù gì đi nữa, việc chính phủ Mỹ ít nhất đang nghiền ngẫm ý tưởng tái gia nhập CPTPP là điều đáng mừng cho New Zealand, bởi vì New Zealand đang thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế và ủng hộ chủ nghĩa đa phương.

Nhưng bất kỳ triển vọng thực sự nào về việc Washington đặt bút ký vào hiệp định, ít nhất là trong tương lai gần, đều có vẻ khá mỏng manh.

Nguồn: News Room

Từ khóa: CPTPP, đàm phán hiệp định tự do thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390878
Go to top