Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANTin tứcPhát triển kinh tế đứng đầu Chương trình nghị sự ASEAN

Phát triển kinh tế đứng đầu Chương trình nghị sự ASEAN

chuong trinh nghi su 21621

Các cuộc họp tham vấn giữa các Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN với các đối tác đối thoại đã chính thức được tổ chức từ ngày 14 đến 15/6 bằng hình thức trực tuyến. Thứ trưởng (Kinh tế) Bộ Tài chính và Kinh tế (MoFE) Brunei, Tiến sĩ Hajah May Fa'ezah binti Haji Ahmad Ariffin chủ trì cuộc họp.

Các quan chức kinh tế cấp cao của 10 quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác ngoại khối bao gồm Canada; Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (đại diện là MOFCOM - Bộ Thương mại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa); Ấn Độ, Nhật Bản (đại diện là METI - Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản); Hàn Quốc; Hoa Kỳ (US) (đại diện là AUSTR – Trợ lý Đại diện Thương mại Hoa Kỳ) cũng như các quan chức cấp cao của Ban Thư ký ASEAN đã tham dự cuộc họp trực tuyến.

Đây là cuộc họp lần đầu tiên với các đối tác mà ASEAN tổ chức trong năm nay. Cuộc họp đã thảo luận về tiến độ và các kế hoạch công tác, nhằm tìm kiếm hoặc tăng cường hơn nữa các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư giữa ASEAN với từng đối tác đối thoại.

Cuộc tham vấn lần thứ 33 giữa các Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN và Trợ lý Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã thảo luận về những tiến triển mới nhất xoay quanh quanh Hiệp định khung thương mại và đầu tư ASEAN – Hoa Kỳ (TIFA) và Sáng kiến giao thương kinh tế mở rộng (E3) nhằm tăng cường hơn nữa các cam kết kinh tế giữa ASEAN và Hoa Kỳ nhằm phục hồi kinh tế bền vững.

Cuộc họp ghi nhận sự tiến triển tích cực của các hoạt động được tiến hành dưới sự bảo trợ của Chương trình Kết nối Hoa Kỳ - ASEAN và “chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Hoa Kỳ cho ASEAN”, cụ thể là “Chương trình Tăng trưởng bao trùm thông qua sáng tạo, thương mại và thương mại điện tử (IGNITE)”.

Cuộc tham vấn lần thứ 34 giữa các Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN và Hàn Quốc đã thảo luận về cách có thể tự do hóa hơn nữa các sản phẩm nhạy cảm, bao gồm cả các nội dung khác nhằm cải thiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKTIGA).

Cuộc họp hoan nghênh tiến độ thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) cũng như tiến độ hoạt động của các dự án hợp tác kinh tế nhằm nâng cao năng lực và năng suất của các ngành công nghiệp các nước thành viên ASEAN, bao gồm cả Tư vấn Công nghệ và Giải pháp Việt Nam - Hàn Quốc (TASK), việc thành lập Trung tâm Sáng tạo ASEAN - Hàn Quốc và các hoạt động trong Chương trình của Hội đồng Doanh nghiệp ASEAN-Hàn Quốc.

Cuộc tham vấn lần thứ nhất giữa các Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (SEOM-METI), chuẩn bị cho Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản lần thứ 26 (SEOM-METI 1/26) đã thảo luận về tiến độ các hoạt động khác nhau đang được thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế khu vực giữa ASEAN và Nhật Bản; cũng như về tình hình phê chuẩn Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP).

Cuộc họp hoan nghênh tiến độ triển khai Kế hoạch hành động để phục hồi kinh tế ASEAN – Nhật Bản với mục tiêu tăng cường hợp tác nhằm giảm thiểu những khó khăn kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra; đảm bảo khả năng phục hồi kinh tế lâu dài cho ASEAN và Nhật Bản sau đại dịch.

Cuộc tham vấn lần thứ 13 giữa các Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN và Canada (SEOM-Canada) đã ghi nhận về tiến độ nghiên cứu về tính khả thi của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Canada vì đây là một trong những Mục tiêu Kinh tế Ưu tiên (PED) của Brunei trong năm chủ tịch ASEAN 2021.

Cuộc họp đã thảo luận về tiềm năng của các hoạt động nhằm nâng cao năng lực, mang lại lợi ích cho các nước thành viên (AMS) từ việc cam kết về kinh tế giữa ASEAN và Canada trong tương lai; đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến đổi sau đại dịch COVID-19.

Cuộc tham vấn lần thứ 37 của các Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN+3 (SEOM – Plus Three) đã thảo luận về dự thảo Chương trình Hợp tác Kinh tế ASEAN+3 giai đoạn 2021-2022 và trao đổi quan điểm về tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực khác trong khuôn khổ ASEAN+3.

Cuộc họp đã thảo luận về tiến độ thực hiện Kế hoạch Hành động ASEAN+3 (APT POA) về Giảm thiểu Tác động Kinh tế của Đại dịch COVID-19 với các mục tiêu giữ cho thị trường mở cửa về thương mại và đầu tư, đồng thời tăng cường khả năng phục hồi kinh tế trong khu vực.

Cuộc tham vấn lần thứ 33 giữa các Quan chức Kinh tế Cao cấp và Ấn Độ (SEOM-India) đã thảo luận về tiến độ thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA) và các vấn đề khác mà ASEAN quan tâm bao gồm Quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ Quy tắc của Hiệp định Thương mại 2020 (CAROTAR 2020) của cơ quan Hải quan Ấn Độ và tiến triển trong hoạt động rà soát các tài liệu nhằm đề xuất cho Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIGA).

Cuộc tham vấn lần thứ 39 giữa các Quan chức Kinh tế Cao cấp và Bộ Thương mại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (SEOM – MOFCOM) đã trao đổi quan điểm về tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế, hoạt động thương mại và hợp tác kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu.

Cuộc họp đã xem xét các sáng kiến ​​khác nhau của ASEAN-Trung Quốc trong việc đối phó với đại dịch COVID-19, bao gồm việc thực hiện Tuyên bố chung của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN-Trung Quốc về Đối phó với đại dịch COVID-19 và tích cực hợp tác thông qua Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) và Khung phục hồi tổng thể ASEAN (ACRF).

Cuộc họp cũng thảo luận về việc thực hiện tổng thể Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) bao gồm nâng cấp Nghị định thư, tiến độ thực hiện các nội dung còn lại trong Chương trình Hợp tác Tương lai (FWP) của Nghị định thư “Nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc” và các lĩnh vực hợp tác khác.

Cuộc họp đã tìm hiểu các lĩnh vực có khả thi hợp tác nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác kinh tế và thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc; chẳng hạn như kinh tế kinh tế ít carbon và kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử xuyên biên giới và chuyển đổi số của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs).

Cuộc họp cũng thảo luận về những tiến triển mới nhất của hoạt động hợp tác kinh tế khu vực và hợp tác tiểu vùng giữa ASEAN và Trung Quốc; chẳng hạn như Hợp tác giữa Trung Quốc với Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN (BIMP-EAGA) bao gồm các nước Brunei -Indonesia-Malaysia-Philippines.

Nguồn: Borneo Bulletin

Từ khóa: chương trình nghị sự ASEAN

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386330
Go to top