Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANKhu vực ASEAN: Sản xuất có dấu hiệu khởi sắc

Khu vực ASEAN: Sản xuất có dấu hiệu khởi sắc

ma1

Sau một năm 2020 suy thoái trầm trọng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sản xuất tại một số nước trong khu vực ASEAN đã có dấu hiệu khởi sắc trong các tháng đầu năm 2021, thể hiện qua sự tăng lên của các chỉ tiêu cơ bản như chỉ số niềm tin kinh doanh, chỉ số Nhà quản trị mua hàng...

PMI khu vực ASEAN tiếp tục tăng

Theo dữ liệu của IHS Markit vừa công bố đầu tháng 5/2021, thông qua chỉ số Nhà Quản trị mua hàng - Purchasing Managers’ Index (PMI) cho thấy lĩnh vực sản xuất ASEAN tiếp tục tăng trưởng trong tháng 4/2021. Sau khi tăng nhẹ trong tháng 3, cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng trong tháng 4, trong đó mức tăng của số lượng đơn đặt hàng mới là nhanh nhất kể từ tháng 5/2013 và sản lượng tăng nhanh nhất kể từ tháng 7/2014.

Chỉ số PMI toàn phần tăng từ 50,8 điểm trong tháng 3 lên mức 51,9 điểm trong tháng 4/2021. Điều này cho thấy các điều kiện sản xuất ASEAN tiếp tục cải thiện, mặc dù mức cải thiện chỉ là nhẹ. Mức tăng trưởng được ghi nhận ở 4 trong 7 quốc gia khảo sát trong tháng 4. Mức tăng cao nhất thuộc về Việt Nam khi chỉ số toàn phần (54,7 điểm) cho thấy lần cải thiện thứ tư liên tiếp của sức khỏe lĩnh vực sản xuất, và đây là mức cải thiện nhanh nhất kể từ tháng 11/2018.

Indonesia và Malaysia cũng duy trì được tăng trưởng trong tháng 4. Ở Indonesia, chỉ số toàn phần đạt mức cao kỷ lục (kể từ đầu năm 2011) là 54,6 điểm và cho thấy tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi Malaysia có mức tăng trưởng ổn định, nhưng về tổng thể vẫn là mạnh (53,9 điểm).

Thái Lan cũng có sự cải thiện các điều kiện sản xuất trong tháng 4. Tại đây, chỉ số PMI toàn phần đạt 50,7 điểm, qua đó ghi nhận mức tăng trưởng sản xuất nhẹ, trong khi tốc độ tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với các tháng trước đó.

Xu hướng tăng cụ thể tại một số quốc gia

Tại Thái Lan, dấu hiệu phục hồi từ cuối năm 2020 khi tăng trưởng kinh tế (năm so với năm) tăng từ -6,4% trong quý 3 lên -4,2% trong quý 4/2020. Chỉ số chỉ số PMI sản xuất giảm từ 49,0 điểm trong tháng 01 xuống còn 47,2 điểm trong tháng 02/2021, sau đó tăng lên 48,8 điểm trong tháng 3 và tiếp tục tăng lên 50,7 điểm trong tháng 4/2021. Đây là mức tăng trưởng đầu tiên trong sản xuất lể từ tháng 12/2020, chủ yếu do các đơn hàng mới xuất khẩu tăng. Chỉ số niềm tin kinh doanh tăng từ 44,2 điểm trong tháng 01 lên 50,1 điểm trong tháng 03/2021. Chỉ số niềm tin tiêu dùng cũng tăng từ 47,8 điểm trong tháng 01/2021 lên 48,5 điểm trong tháng 3/2021.

Tại Malaysia, tuy tăng trưởng kinh tế (năm so với năm) giảm từ -2,6% trong quý 3 xuống -3,4% trong quý 4/2020 nhưng một số chỉ tiêu khác lại ghi nhận mức tăng trưởng so với các tháng trước đó. Chỉ số PMI sản xuất tăng từ mức 48,9 điểm trong tháng 01/2021 lên mức 53,9 điểm trong tháng 4/2021, đây là mức tăng đầu tiên trong lĩnh vực này kể từ tháng 7/2020, chủ yếu do sản xuất và đơn đặt hàng mới tăng sau thời gian gián đoạn của Covid-19. Trong đó, sản lượng tăng lần đầu tiên trong 9 tháng, tăng với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 6/2020; các đơn đặt hàng mới đã quay trở lại mở rộng, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2018, với tốc độ tăng mạnh nhất trong bảy năm. Mức độ việc làm quay trở lại lãnh thổ mở rộng lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm 2020.

Giống như Thái Lan, tốc độ tăng trưởng kinh tế (năm so với năm) của Indonesia bắt đầu có xu hướng phục hồi từ cuối năm 2020, khi tăng từ -3,49% trong quý 3 lên -2,07% trong quý 4/2020. Chỉ số PMI sản xuất tăng từ 52,2 điểm trong tháng 01 lên 54,6 điểm trong tháng 4/2021. Đây là tháng tăng trưởng thứ 6 liên tiếp của hoạt động sản xuất, chủ yếu do sản lượng và đơn đặt hàng mới tăng. Chỉ số việc làm cũng đã ổn định sau 12 tháng giảm liên tiếp, trong khi lượng công việc tồn đọng tăng lần đầu tiên sau 21 tháng.

Chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng từ 84,9 điểm trong tháng 01 lên 93,4 điểm trong tháng 3/2021, trong bối cảnh chương trình tiêm chủng Covid-19 được triển khai rầm rộ. Đây là chỉ số mạnh nhất kể từ tháng 12 năm ngoái.

Tại Philippines, cùng với đà phục hồi của khu vực, tăng trưởng kinh tế nước này (năm so với năm) tăng từ -11,4% trong quý 3 lên -8,3% trong quý 4/2020. Chỉ số PMI sản xuất giảm nhẹ từ 52,5 điểm trong tháng 02 xuống 52,2 điểm trong tháng 3/2021, tuy nhiên việc vẫn đạt trên 50 điểm cho thấy tốc độ mở rộng đáng kể trong hoạt động sản xuất, trong bối cảnh các hạn chế COVID-19 được nới lỏng, do cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng, trong đó tăng trưởng sản lượng là nhanh nhất kể từ tháng 6 năm 2019. Cuối cùng, triển vọng sản xuất vẫn ở mức tích cực, với hy vọng về điều kiện kinh tế mạnh hơn. Chỉ số niềm tin kinh doanh tăng từ 10,6 điểm trong quý 4/2020 đã tăng lên 17,4 điểm trong quý 1/2021./.

Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam

Từ khóa: tăng trưởng kinh tế, chỉ số PMI, niềm tin kinh doanh, sản lượng, đơn đặt hàng mới

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386260
Go to top