Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Hãy quên các diễn biến tại APEC đi, trận chiến thương mại thực sự đang ở một nơi khác

chientranhthuongmai

Các bài đưa tin của giới truyền thông Australia về Hội nghị Thượng đỉnh APEC diễn ra cuối tuần trước tại Port Moresby đều đã xuyên tạc thái quá căng thẳng quân sự và chính trị giữa Washington và Bắc Kinh vào cuối buổi họp.

Mặc dù việc hai nước lớn xung đột và APEC kết thúc mà không có một tuyên bố chung là một sự kiện thu hút, thế nhưng, điều này không liên quan đến tranh chấp thương mại Mỹ - Trung. Rất dễ nhận thấy, APEC là nơi bàn về các chiến lược chính trị và quân sự, vì vậy, các kết quả trên tại APEC không nên bị nhầm lẫn là do các diễn biến trong chính sách thương mại.

Trung Quốc đã không ký tuyên bố chung, rất có thể là vì nước này đã tức giận khi Mỹ muốn lồng ghép chương trình cải cách WTO vào đó, nhằm tước bỏ tình trạng “quốc gia đang phát triển” của Trung Quốc. Nhưng chính quyền Trump mới là người đang cản trở WTO vận hành hợp lý, không phải là Trung Quốc. Hầu hết chuyên gia kinh tế Mỹ đều không chấp nhận luận điểm của chính quyền Trump cho rằng thương mại chỉ tốt đẹp khi Mỹ có thặng dư với các đối tác.

Và đây không phải là kỳ họp APEC đầu tiên kết thúc với dấu hiệu bất hòa. Tại hội nghị APEC năm ngoái ở Việt Nam, cũng chính Mỹ là nước đã ngăn chặn việc APEC ra tuyên bố ủng hộ thương mại tự do, không phải Trung Quốc. Nước chủ nhà của APEC năm nay là Papua New Guinea (PNG) đã làm theo lời khuyên của Việt Nam, soạn sẵn thông cáo chính thức giống với nội dung trong bản tuyên bố mục tiêu.

Nhưng bất chấp mọi âm mưu của Trump, thương mại tự do vẫn tiếp tục phát triển. Hiệp định CPTPP là một sản phẩm thể hiện cam kết dành cho thương mại tự do được tạo ra trong khuôn khổ APEC. Hiệp định này sẽ đi vào hiệu lực vào cuối năm nay.

Cũng có dấu hiệu cho thấy lập trường quá khích của Trump trong vấn đề thương mại có thể sẽ dịu bớt. Việc Trump sửa lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là một kết quả được hoan nghênh. NAFTA giờ đây đã trở thành hiệp định USMCA (Mỹ, Mexico, Canada). USMCA bao gồm một vài biện pháp bảo hộ mà giới phân tích dự đoán sẽ đổi lại bằng sự hy sinh của ngành công nghiệp ô tô ở Mỹ. Nhưng nhìn chung, hệ thống thị trường mở vẫn tốt hơn.

Ở Australia, Hội nghị APEC đang được đưa tin là một thành công đối với Canberra. Nhưng không phải là thành công về mặt thương mại. Mỹ và Australia đã đồng ý sẽ cùng nhau xây dựng một căn cứ hải quân trên đảo Manus ở PNG. Điều này sẽ củng cố thêm vị thế cho PNG và là một đòn phản công trước tầm ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc. Nhưng ở đây có hai sự nhầm lẫn.

Đầu tiên, căn cứ này không dễ xây dựng. Mô hình trại tạm giam trên Đảo Manus cho thấy luôn luôn phát sinh những khó khăn lớn. Thứ hai, chính phủ PNG sẽ nghiêng về bất cứ nước nào cung cấp nguồn tài trợ, bao gồm cả Trung Quốc. PNG đã từng vui vẻ thu vào ngân sách các khoản nộp lớn từ hoạt động khai khoáng của Australia, Mỹ và Trung Quốc. Australia cũng đã viện trợ tài chính từ 100 triệu đến 300 triệu USD cho PNG để đứng ra chủ trì APEC.

Dường như, mọi người thường cho rằng, các chính sách quân sự và chính trị ở khu vực Thái Bình Dương có liên quan ít nhiều đến thương mại và phát triển kinh tế. Có hai lí do then chốt cho thấy tại sao không phải vậy.

Đầu tiên, mọi người thường cho rằng chương trình Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc sẽ kéo các nước đang phát triển đi lên cùng với Trung Quốc. Nhưng lợi ích lớn nhất mà các bên tham gia sáng kiến này có được đó chính là các thiết bị quân sự của Trung Quốc. Lượng vốn mà Trung Quốc có sẵn cho các chương trình này được cho là còn hạn chế.

Lý do thứ hai đó là, một hoạt động quan trọng hơn đang diễn ra song song với APEC lần này. Bắc Kinh và Washington DC dường như đã bắt đầu đàm phán về các chính sách thương mại gây tranh cãi. Các cuộc thảo luận giữa Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã được nối lại. Trước đó, hai bên đã có một vài cuộc gặp riêng trước khi Donald Trump công bố đánh thuế Trung Quốc. Sau đó, các cuộc thảo luận đã bị hoãn lại cho đến khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ kết thúc. Hiện nay, Tổng thống Trump đã không còn đưa ra các lời đe dọa vốn có. Và Bắc Kinh vẫn giữ quan điểm sẽ không đàm phán với Washington DC trừ phi chính quyền Mỹ thể hiện rõ sự nghiêm túc. Dấu hiệu vẫn đang tốt đẹp.

Trước những diễn biến trên, kết quả của cuộc họp tại Port Moresby không đá động nhiều về thương mại. Mọi người hi vọng, Tổng thống Trump và chủ tịch Tập xem trọng các cảnh báo về suy thoái kinh tế trong vòng 2 năm tới, và ý thức được tầm quan trọng của việc giải quyết khác biệt càng sớm càng tốt.

Nguồn: Australia Financial Review

Từ khóa: diễn biến, APEC, trận chiến thương mại, thực sự

Lượt truy cập

007384856
Go to top