Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Những thách thức mà các nhà lãnh đạo APEC phải đối mặt

apec19112018

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức vào một thời điểm mà bất ổn về địa chính trị diễn ra trên toàn cầu.

Trong thời điểm bất ổn hiện tại, Hội nghị APEC 2018 mang lại cơ hội cho lãnh đạo các quốc gia thành viên cùng thống nhất một số chủ trương cải cách nhằm tạo ra sự đổi mới tích cực. Liệu đất nước chủ nhà, Papua New Guinea, có thể giúp hội nghị đạt được các mục tiêu đã đề ra?

Vào thứ Bảy tuần này (17/11), các nhà lãnh đạo từ 21 quốc gia thành viên APEC sẽ gặp nhau tại Port Moresby, tiếp sau đó là Diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các cuộc họp chuẩn bị cho năm tiếp theo. Theo trang web chính thức của APEC, mục tiêu tổng thể của APEC là “tạo ra sự thịnh vượng hơn cho người dân trong khu vực bằng cách thúc đẩy tăng trưởng theo hướng cân bằng, toàn diện, bền vững, sáng tạo và đảm bảo tăng trưởng bằng cách đẩy nhanh hội nhập kinh tế khu vực”.

APEC hiện thực hóa các mục tiêu này bằng cách tăng cường liên kết, tự do hóa, tạo thuận lợi thương mại và đầu tư một cách toàn diện (hạ thấp các rào cản thuế quan lẫn phi thuế quan); giảm chi phí thương mại xuyên biên giới để hỗ trợ doanh nghiệp; và đơn giản hóa quy trình quản lý và điều hành.

APEC ra quyết định dựa trên sự đồng thuận chung, và các nước đưa ra các cam kết trên cơ sở tự nguyện.

Tuy nhiên, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng gây khó khăn cho các nước châu Á - Thái Bình Dương trong việc duy trì trạng thái cân bằng trong hoạt động ngoại giao, đặc biệt đối với những nước quan tâm hoặc đang có tranh chấp tại Biển Đông.

Một số quốc gia như Sri Lanka, Indonesia và Malaysia đã và đang xem xét lại các thỏa thuận về cơ sở hạ tầng hiện có với Trung Quốc. Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte đã có những tuyên bố thể hiện thái độ dễ dãi và hạ mình trước Trung Quốc, và hợp tác với Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng đồng thời, ông vẫn duy trì hợp tác an ninh mạnh mẽ với Mỹ.

Động thái giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến sự tương tác giữa các nước trong khu vực và cách nhìn nhận về các thể chế khu vực và toàn cầu. Sự tan rã trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Do lo ngại tình hình căng thẳng thương mại toàn cầu sẽ còn tăng cao, một số quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia, cũng đang tích cực xem xét việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương phiên bản mới (CPTPP).

Để làm dịu bớt các vấn đề liên quan đến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các quốc gia cũng bắt đầu quan tâm đến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Trung Quốc hậu thuẫn.

Tình trạng đồng đô la Mỹ tăng giá, và vấn đề biến đổi khí hậu cũng đang tác động đến nhiều quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoài tình trạng bất ổn toàn cầu và khu vực, giống như các quốc gia khác, các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng đang phải đối mặt với những thách thức sâu sắc trong nước, bắt nguồn từ các diễn biến trong khu vực và trên toàn cầu đang dần vượt khỏi tầm kiểm soát. Lãnh đạo của các nước APEC đang tìm cách cân bằng lợi ích chính trị và kinh tế khi đưa ra các quyết định về chính sách.

Stephen Howes, giáo sư tại Đại học quốc gia Australia (ANU) đã chỉ ra rằng, tại Papua New Guinea (PNG) chiến dịch “Taskforce Sweep” đã bị bãi bỏ, tăng trưởng kinh tế đã chững lại, 50% số trẻ em dưới năm tuổi bị còi cọc do suy dinh dưỡng và các căn bệnh gần như đã bị xóa sổ như bệnh bại liệt có thể quay trở lại.

Trong môi trường địa chính trị căng thẳng như hiện nay, làm cách nào để nước chủ nhà APEC 2018 có thể dẫn dắt đàm phán đạt được những kết quả tích cực ? PNG sẽ cần hướng sự tập trung của các nước vào các chương trình nghị sự rộng hơn và dài hạn hơn cho toàn bộ khu vực.

Ngoài ra, cách thức điều phối thảo luận và chương trình nghị sự tại hội nghị cũng mang ý nghĩa chính trị quan trọng. Theo thông tin được biết, Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump và Tổng thống Nga, Putin không tham dự Hội nghị lần này, điều này là vô cùng đáng tiếc cho nước chủ nhà, tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến sớm một ngày, thể hiện rõ sự quan tâm của Trung Quốc trong khu vực. Và dĩ nhiên, Australia cũng đang cố gắng để đảm bảo tiếng nói của mình tại Hội nghị.

APEC năm nay cung cấp cơ hội thực sự cho các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương để đương đầu với các vấn đề đang ảnh hưởng đến các quốc gia trên toàn thế giới. Hội nghị thượng đỉnh tại PNG có thể là nơi mà các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương cùng nhau xây dựng các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững và công bằng theo tình hình cụ thể của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Lý tưởng nhất, các quốc đảo Thái Bình Dương sẽ cùng nhau làm việc để đảm bảo tốt nhất lợi ích tập thể và lợi ích của mỗi quốc gia.

Có một số cải cách chính sách kinh tế khá tiến bộ được nhiều quốc gia chấp nhận (nếu được thực hiện đúng cách) có thể tạo ra một tác động thực sự và tích cực.

Nhưng theo như Hội nghị thượng đỉnh lần này thể hiện, sự thay đổi mạnh mẽ về địa chính trị bao quanh các nền kinh tế sẽ thực sự xác định tương lai của khu vực. Quốc gia chủ nhà APEC 2018 - PNG sẽ giải đáp nó trong những ngày tới.

Nguồn: The Interpreter, Lowy Institute - NN

Từ khóa: APEC, PNG, Hội nghị thượng đỉnh, Diễn dàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

Lượt truy cập

007387260
Go to top