Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềAPEC thúc đẩy hợp tác năng lượng tái tạo và năng lượng sạch

APEC thúc đẩy hợp tác năng lượng tái tạo và năng lượng sạch

4451 APEC nang luong sach

Trong 2 ngày 12 - 13/5/2021, trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký APEC tổ chức “Hội thảo APEC về thúc đẩy chính sách liên quan đến năng lượng tái tạo và năng lượng sạch” tại Hà Nội theo hình thức trực tuyến.

Hội thảo là cơ hội để đại diện các nền kinh tế thành viên APEC thảo luận, trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thúc đẩy hợp tác giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp về các giải pháp định hướng thị trường cung cấp các dịch vụ năng lượng tích hợp cho người tiêu dùng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để trao đổi về sự tương quan giữa năng lượng tái tạo và năng lượng hóa thạch, từ đó đề xuất những khuyến nghị về mô hình chính sách năng lượng sạch hỗ trợ tương quan này.

Trong bối cảnh dân số thế giới ngày càng gia tăng, quá trình công nghiệp diễn ra nhanh chóng và rộng khắp, nhu cầu năng lượng - đặc biệt là nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối… ngày càng cao. Năng lượng tái tạo và sạch đã đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu cũng như trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cụ thể: Mục tiêu chung của hợp tác APEC trong lĩnh vực năng lượng là nhằm hướng tới giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng trong khu vực vào năm 2035 và tăng gấp đôi tỷ lệ các loại hình năng lượng tái tạo trong tổng số năng lượng chung trong APEC vào năm 2030, theo chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo APEC tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 22 (AELM 22), tháng 11/2012 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Theo đó, những năm gần đây, APEC đã và đang triển khai nhiều hoạt động hợp tác sôi nổi, thiết thực và hiệu quả, hướng tới mục tiêu xác định và tháo gỡ các rào cản thương mại không cần thiết, thúc đẩy các cơ chế đầu tư thông thoáng, minh bạch và công bằng nhằm thu hút nguồn lực sẵn có từ khu vực tư nhân cho phát triển năng lượng mặt trời.

Tuy nhiên, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió hay điện mặt trời cũng có những mặt hạn chế, như tính không ổn định do hoàn toàn phụ thuộc vào nắng gió, khả năng giải tỏa công suất do nắng gió có khả năng khai thác kinh tế chỉ tập trung ở một số địa điểm làm ảnh hưởng tới độ tin cậy ổn định vận hành hệ thống điện; làm tăng chi phí của hệ thống mà cuối cùng là làm tăng giá điện tới người tiêu dùng cuối cùng (tăng chi phí không phải chỉ do giá năng lượng tái tạo cao mà do phải đầu tư thêm hệ thống truyền tải, hệ số sử dụng không cao…)

Theo tài liệu Tổng quan Năng lượng APEC (năm 2017), tỷ trọng năng lượng tái tạo hiện đại trong tiêu thụ năng lượng cuối cùng là 7,6%. Điều này cho thấy, tỷ lệ năng lượng tái tạo còn hạn chế ở hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Mặc dù các hệ thống năng lượng trong tương lai sẽ đòi hỏi tỷ lệ năng lượng tái tạo và sạch cao, nhưng chính sách thường được xây dựng và thực thi riêng biệt nên kết quả không đạt mức mong đợi của Chính phủ, người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Khi đề cập đến các chính sách và thị trường năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để các điều kiện thị trường phù hợp có thể tạo ra kết quả tối ưu. Có thể thấy, trong hệ thống pháp luật của 1 số nền kinh tế APEC, luật/chính sách năng lượng tái tạo đã được xây dựng nhưng chưa có sự thực hiện song hành, gắn kết với luật/chính sách về năng lượng sạch.

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), đối thoại nhiều bên (Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế,...) được coi là một trong những phương thức hữu hiệu để phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng sạch. Đặc biệt, thông qua cơ chế đối thoại, hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, giới học thuật và các bên liên quan khác trong quá trình lập kế hoạch, tạo nguồn vốn và thực thi các chương trình/ dự án về năng lượng tái tạo và năng lượng sạch.

Hình thức này cũng góp phần tạo điều kiện cho những người tham gia từ các nền kinh tế thành viên - đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển tiếp thu và chia sẻ thông tin, các thực tiễn tốt và đưa ra các khuyến nghị về năng lượng tái tạo và năng lượng sạch. Bên cạnh đó, tìm hiểu về dự thảo các mô hình chính sách về năng lượng sạch góp phần thực thi hiệu quả và lâu dài các dự án.

"Với ý nghĩa đó, hội thảo hôm nay là đóng góp của Chính phủ Việt Nam vào mục tiêu chung của APEC trong thúc đẩy chính sách liên quan năng lượng tái tạo và năng lượng sạch" - đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên cho hay.

Trong hai ngày 12-13/5, với sự tham gia của đông đảo học giả, các nhà hoạch định chính sách, đại diện các doanh nghiệp và tổ chức, hiệp hội trong và ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo sẽ thảo luận và đưa ra nhiều sáng kiến, khuyến nghị khả thi, có thể áp dụng cho hợp tác APEC về lĩnh vực này trong thời gian tới.

Kết quả của hội thảo sẽ được báo cáo lên các diễn đàn liên quan của APEC gồm Nhóm chuyên gia APEC về Công nghệ năng lượng mới và tái tạo (EGNRET) và Nhóm công tác APEC về Năng lượng (EWG) nhằm sớm biến định hướng, chính sách thành hiện thực.

Nguồn: Công Thương

Từ khóa: thương mại đa biên, nguồn vốn, thực thi, năng lượng tái tạo, sạch, sáng kiến

Chuyên mục

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370704
Go to top