Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềCác nước phản đối việc WTO chấm dứt trợ cấp cho nghề cá

Các nước phản đối việc WTO chấm dứt trợ cấp cho nghề cá

unnamed1105

Mặc dù 34% quần thể cá toàn cầu bị khai thác quá mức, song, những quốc gia lớn trợ cấp cho ngành đánh bắt vẫn mong muốn có sự đối xử công bằng, tương tự như các nước nhỏ hơn.

Sau 20 năm đàm phán, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hiện đang đẩy nhanh việc chấm dứt nguồn trợ cấp của chính phủ nhằm hỗ trợ ngành đánh bắt cá trị giá 22 tỷ USD. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nguồn cá trên toàn thế giới giảm mạnh.

Theo Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm Liên hợp quốc, hiện nay, khoảng 34% quần thể cá toàn cầu đang bị khai thác quá mức. Ở các nước kém phát triển nhất, cá chiếm hơn 25% lượng protein tiêu thụ; ở các cộng đồng ven biển, con số này có thể lên đến 80%. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, các quốc gia giàu có nhất lại trợ cấp cho các đội tàu công nghiệp có khả năng cạnh tranh với ngư dân quy mô nhỏ ở các quốc gia nghèo hơn.

Các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo rằng tốc độ đánh bắt quá mức có thể dẫn tới nguy cơ xảy ra khủng hoảng đói kém toàn cầu và thảm họa sinh thái chưa từng có.

Tân Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala đã đặt vấn đề này lên ưu tiên hàng đầu trong một hội nghị được tổ chức vào tháng 7. Bà Ngozi Okonjo-Iweala là một nhà kinh tế người Nigeria, đồng thời cũng là người châu Phi và là phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ này. Isabel Jarrett, người quản lý chương trình giảm trợ cấp thủy sản tại The Pew Charity Trusts, cho biết: “Chúng tôi đang tiến gần đến một thỏa thuận hơn bao giờ hết”.

Tuy vậy, một số quốc gia vẫn vận dụng quyền miễn trừ. Lỗ hổng này có thể làm giảm đi tính hiệu quả của thỏa thuận.

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia có ý định bảo vệ quyền tiếp cận lương thực và các nền kinh tế địa phương đã đổ nhiều tiền vào ngành đánh bắt, tạo điều kiện cho nghề cá mở rộng, dẫn tới nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên.

Vào những năm 1970, chỉ 10% nguồn cá trên thế giới được khai thác, thì nay con số này đã tăng hơn gấp ba lần. Sản lượng khai thác biển toàn cầu là khoảng 81 triệu tấn mỗi năm kể từ những năm 1990, do đó, nguồn cung ngày càng cạn theo thời gian.

Phần lớn trong số đó là nhờ trợ cấp.

Khi dân số toàn cầu đạt mốc 2,4 tỷ kể từ năm 1990, đã có cảnh báo về việc giảm áp lực đánh bắt cá sẽ cho phép phục hồi nguồn dự trữ, cải thiện an ninh lương thực toàn cầu. Nếu các chính phủ chấm dứt trợ cấp, hơn 35 triệu tấn cá - tương đương 12,5 % tổng số cá ở biển - có thể được phục hồi vào năm 2050.

Jarrett nói: “Trong ngắn hạn, việc cung cấp kinh phí để đóng một chiếc thuyền mới hoặc giảm chi phí nhiên liệu có vẻ khả quan, nhưng nó chỉ đơn giản là khuyến khích người đánh cá đánh bắt quá mức. Có thể sẽ có một số khó khăn ngắn hạn ở một số nơi, nhưng một thỏa thuận sẽ cho phép chúng ta có được sự bền vững lâu dài của nguồn cá."

Andrés Cisneros-Montemayor, một nhà kinh tế tài nguyên tại Đại học British Columbia, cho biết những nỗ lực cấp quốc gia nhằm bảo vệ các ngành đánh bắt cá bằng cách khuyến khích đóng thuyền kéo dài từ những năm 1950. Hiện tại, 5 quốc gia chi trợ cấp lớn nhất là Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc - chiếm hơn 50% trợ cấp ngành thủy sản.

Cisneros-Montemayor nói: “Chúng ta đã đầu tư vượt bậc cho ngành đánh bắt cá. Vẫn có ý kiến tin rằng các đại dương là nguồn cung vô tận. Hiện tại, trợ cấp là cần thiết để duy trì lợi nhuận trong [nhiều] cộng đồng đánh cá”. Theo một nghiên cứu năm 2018, nếu không có trợ cấp, 54% trữ lượng cá đại dương sẽ không sinh lời.

Những người tiêu dùng có ý thức về môi trường cũng đang thúc đẩy việc chấm dứt trợ cấp. Các nhà bán lẻ đang tìm cách xoa dịu họ. Ví dụ, Walmart đã đặt mục tiêu tất cả cá tươi và đông lạnh mà họ bán được chứng nhận bởi Hội đồng Quản lý Hàng hải - một nhóm thúc đẩy đánh bắt bền vững. Sarah Thorn, giám đốc cấp cao về các vấn đề chính phủ toàn cầu của Walmart cho biết: “Có quá nhiều thuyền và không đủ cá. Chúng tôi rất khó chịu khi các chính phủ sử dụng trợ cấp làm suy yếu công việc mà chúng tôi đang làm”.

Thorn là đồng tác giả của một bài luận trên Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 9 năm ngoái kêu gọi thông qua thỏa thuận WTO, và than thở về việc thiếu các chính sách có thể biến các chiến lược thương mại thành các giải pháp môi trường. Tuy vậy, Nhưng hiệp định được đề xuất gặp phải một số trở ngại lớn từ chính các bên ký kết.

Các quốc gia trên thế giới có vẻ sẵn sàng bỏ qua những nhiệm vụ toàn cầu như vậy. Mục tiêu phát triển bền vững 14.6 của Liên hợp quốc đặt ra có thời hạn đến năm 2020 về cấm trợ cấp đánh bắt cá đã không được thực hiện. Trong các cuộc đàm phán hiện tại, một số quốc gia đang vận dụng quyền miễn trừ “rủi ro đảm bảo nguyên trạng được duy trì vì những nước trợ cấp lớn nhất không sẵn sàng đảm nhận những trách nhiệm quan trọng”.

Quyền miễn trừ dành cho các quốc gia kém phát triển là một quyền đặc thù trong các cuộc đàm phán của WTO. Daniel Voces de Onaíndi - một cơ quan vận động hành lang thuộc ngành nghề cá châu Âu - cho biết: “Nếu các nước đang phát triển và kém phát triển nhất bị loại trừ khi nói đến việc điều chỉnh các khoản trợ cấp này, thì đó rõ ràng là một vấn đề. Chúng tôi không muốn thỏa thuận bị suy yếu”.

Ví dụ, Trung Quốc có đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất trên thế giới và là nước trợ cấp lớn nhất cho ngành thủy sản sẽ chọn tiếp tục các cuộc đàm phán với tư cách là một quốc gia đang phát triển. Và bất chấp triển vọng của thỏa thuận WTO, chính phủ Nga đã ban hành một chương trình khuyến khích để nâng cấp đội tàu của họ và thúc đẩy ngành đóng tàu. Nga sẽ đóng khoảng 43 tàu đánh cá vào cuối năm 2025.

Ignacio Fresco Vanzini, một nhà tư vấn chính sách biển có trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha, cho biết EU và các quốc gia khác đang tìm kiếm sự miễn trừ bằng cách tuyên bố các chính sách quản lý nguồn cá hiện có của họ là vừa đủ. Ví dụ, EU chỉ ra rằng họ đã giảm 22.000 tàu đánh cá - mặc dù 75% trữ lượng cá ở Địa Trung Hải vẫn bị đánh bắt quá mức. Có một số lo ngại rằng, với lập trường khác nhau của một số quốc gia, việc thúc đẩy đàm phán trong WTO có thể dẫn đến một thỏa thuận kém thực chất hơn trên thực tế.

Vanzini nói: “Chúng tôi chấp nhận giảm trợ cấp dần dần theo lộ trình, nhưng không chấp nhận việc cho phép các nước đang phát triển được hưởng quyền loại trừ. Một quốc gia đang phát triển sẽ không bao giờ có thể phát triển đội tàu đánh cá để cạnh tranh với Trung Quốc hoặc EU, và sẽ vô giá trị nếu không nguồn cá ở biển là có hạn”.

Nguồn: Business Day

Từ khóa: quốc gia kém phát triển, quyền đặc thù, đàm phán của WTO, điều chỉnh khoản trợ cấp

Chuyên mục

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371471
Go to top